Các yếu tố ngoại sinh ảnh hưởng đến khả năng sinh lời nằm ngoại sinh ngân hàng là các yếu tố thuộc về kinh tế vĩ mô, thị trường và nằm ngoài khả năng kiểm soát của nhà quản trị ngân hàng. Đó có thể là các sự kiện, diễn biến nằm ngoại sinh ngân hàng có liên quan đến nền kinh tế và các chính sách của Chính Phủ. Tuy nhiên, những yếu tố này có thể được lường trước hoặc dự báo; từ đó, nhà quản trị ngân hàng có thể xây dựng những giải pháp nhằm nắm bắt kịp thời cơ hội phát triển cũng như hạn chế tối đa những tác động không mong muốn do tác nhân ngoại sinh mang lại. Theo các nghiên cứu trước đây, các yếu tố chính từ ngoại sinh ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi
của ngân hàng bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, sự phát triển của thị trường chứng khoán, lãi suất thực.
a. Tốc độ của tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua sự tăng trưởng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Francis (2013) tìm thấy bằng chứng rằng tốc độ tăng trưởng GDP tác động tiêu cực đối với tỷ suất sinh lợi. Ngược lại, Massod và Muhammed (2012) tìm thấy vai trò tích cực của tốc độ tăng trưởng kinh tế trên vốn chủ sở hữu (ROE).
b. Tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát thường được nhắc đến nhiều không chỉ trong các công trình nghiên cứu khoa học mà còn trong các bản tin hằng ngày và liên quan mật thiết đến chính sách kinh tế của Chính Phủ và cuộc sống của mỗi doanh nghiệp, cá nhân. Tỷ lệ lạm phát là thước đo đối với sự suy giảm sức mua của đồng tiền, đồng thời đây cũng là một chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng để đo lường rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Khi lạm phát tăng cao hơn, các ngân hàng sẽ có xu hướng tăng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất tiền gửi, và xu hướng này làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. Lạm phát hậu quả của một quá trình gia tăng cung tiền quá nhiều so với mức độ tăng trưởng kinh tế, điều này dẫn đến dư thừa tiền trong lưu thông và làm giảm giá trị đồng tiền. Tuy nhiên, trong thời kỳ lạm phát cao, các ngân hàng cũng dễ bị tổn thương vì lạm phát là yếu tố chính gây áp lực cho các định chế tài chính. Lạm phát gây ra sự bất ổn cho kinh tế vĩ mô, làm cho rủi ro của ngân hàng tăng cao và giảm khả năng sinh lời. Do đó, cần có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu để phân tích tác động tiêu cực và tích cực từ lạm phát đối với khả năng sinh lời của ngân hàng để làm rõ mối quan hệ này.
c. Sự phát triển của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là lĩnh vực phong phú, đa dạng và rất phức tạp; là nơi mua bán các chứng khoán và thường được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán, một phần ở các công ty môi giới (công ty chứng khoán), và cả ở thị trường chợ đen. Về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán; qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ
chứng khoán. Do sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về tích vốn trong xã hội tăng lên và trở nên đa dạng, phong phú; người thì cần vốn cho mục đích tiêu dùng hay đầu tư, người thì có vốn nhàn rỗi muốn cho vay để sinh lời. Đầu tiên, họ tìm gặp nhau trực tiếp trên cơ sở quen biết. tuy nhiên sau đó, khi cung cầu vốn không ngừng tăng lên thì hình thức vay, cho vay trực tiếp dựa trên quan hệ quen biết không đáp ứng được; Vậy cần phải có một thị trường cho cung và cầu gặp nhau, đáp ứng các nhu cầu tài chính của nhau – Đó là thị trường tài chính. Thông qua thị trường tài chính, nhiều khoản vốn nhàn rỗi được huy động vào tiêu dùng, đầu tư, tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế. Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn, hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư. Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ cấp. do vậy thị trường chứng khoán là nơi chứng khoán được phát hành và trao đổi. Thị trường chứng khoán có chức năng to lớn đối với nền kinh tế nói chung, bao gồm: Huy động vốn cho nền kinh tế, cung cấp môi trường đâu tư cho công chúng, Cung cấp khả năng thanh toán cho các chứng khoán, Đánh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình nền kinh tế, tạo môi trường giúp Chính Phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Trong điều kiện thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả, ngân hàng có thể dễ dàng hơn trong việc gia tăng vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, khi thị trường chứng khoán phát triển, thông tin tài chính, kinh doanh của các công ty niêm yết được công bố công khai, minh bạch. Từ đó, ngân hàng có thể đưa ra các quyết định tài trợ tín dụng tốt, góp phần làm giảm rủi ro tín dụng và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
d. Lãi suất thực
Hoạt động kinh doanh truyền thống của ngân hàng là huy động và cho vay. Đây là là hai hoạt động kinh doanh sinh lợi trên cơ sở lãi suất. Do đó, lãi suất thực là một yếu tố quan trọng không thể thiếu nhằm xem xét tác động đến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Lãi suất thực càng tăng, dẫn đến gia tăng lãi suất cho vay và thúc đẩy lợi nhuận của ngân hàng . Ngoài ra, lãi suất thực cao có thể thúc đẩy tỷ suất
sinh lợi của ngân hàng thương mại nếu phần lớn nguồn thu nhập của ngân hàng đến từ các khoản đầu tư trực tiếp (Wasiuzzaman & Tarmizi, 2010). Tuy nhiên, lãi suất thực cũng có thể có tác động tiêu cực đối với tỷ suất sinh lợi nếu điều này dẫn đến lãi suất cho vay quá cao, làm giảm nhu cầu vay của khách hàng. Do đó, lãi suất là một yếu tố kinh tế vĩ mô nên được xem xét nghiên cứu để đánh giá tác động toàn diện của nền kinh tế vĩ mô cũng như các yếu tố ngoại sinh đối với tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.