Theo kết quả nghiên cứu, các yếu tố vĩ mô kiểm soát bao gồm GDP, lạm phát và lãi suất có tác động tích cực đến thu nhập lãi cận biên với độ tin cậy lần lượt là 8,59%; 2,41%; 0,00%. Ngược lại, mức độ tập trung ngành lại không thể hiện một giá trị có độ tin cậy cao. Chính vì thế, tác giả chấp nhận giả thuyết 10a, giả thuyết
10b và giả thuyết 10c nhưng lại không thể đưa ra được kết luận cho giả thuyết 10d. Những thay đổi về chu kỳ kinh tế (suy thoái, bão hòa hay tăng trưởng), tỷ lệ
dụng vốn của NHTM, cơ cấu chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế, mức độ ổn định của cứu có hệ thống và theo dõi thường xuyên biến động của những yếu tố này cho phép giá cả, lãi suất, tình trạng thất nghiệp, khả năng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, cán cân thanh toán và ngoại thương… đều có tác động mạnh đến hoạt động của NHTM. Việc nghiên các NTHM có những thích ứng phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Ở chương 4, tác giả tiến hành thu thập và phân tích số liệu, với 14 biến từ 27 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 10 năm từ 2008 – 2017, sau khi tiến hành các kiểm định, tác giả nhận thấy rằng mô hình GLS là phù hợp nhất và sử dụng mô hình này để phân tích sự ảnh hưởng của các yêu tố đến lãi cận biên. Qua kết quả nghiên cứu tác giả kết luận rằng các biến Plltl (Rủi ro tín dụng), Eqta (Rủi ro vốn), Lerner (Chỉ số Lerner, Eff (Hiệu quả chi phí), Size (Quy mô ngân hàng), Loans (Dư nợ cho vay), Gdpgr (Tăng trưởng kinh tế), Tbill (Lãi suất), có tác động cùng chiều với thu nhập lãi cận biên của ngân hàng. Đồng thời, Liq (Rủi ro thanh khoản), Cbrtea (Chính sách dự trữ của ngân hàng nhà nước), Inf (Lạm phát) của các Ngân hàng TMCP Việt Nam có tác động ngược chiều đối với thu nhập lãi cận biên. Các biến Teata (Hiệu quả quản lý), Cr3 (Mức độ tập trung ngành) chưa đạt được mức ý nghĩa thống kê. Cuối chương 4, tác giả dựa vào kết quả nghiên cứu kết hợp với tình hình thực tế của các yếu tố để đưa ra các giả thuyết về các biến độc lập.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Trong chương này, tác giả sẽ kết luận bài viết, đồng thời dựa trên kết quả nghiên cứu để đưa ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp và cuối cùng là phân tích những điểm mới của đề tài cũng như những điểm còn hạn chế, hướng nghiên cứu tiếp theo, đồng thời,