Pháp luật năng lượng nguyên tử của Ý

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật một số quốc gia về không sử dụng năng lượng nguyên tử (Trang 71 - 75)

Khung pháp lý và quy định hiện tại của Ý liên quan đến an toàn hạt nhân và bức xạ là kết quả của một sự phát triển của quy định và tiêu chuẩn bắt đầu vào đầu những năm 60. Chế độ pháp lý cho các hoạt động về năng lƣợng nguyên tử chủ yếu dựa trên các văn bản pháp lý sau:

Luật khung về Sử dụng hòa bình năng lượng nguyên tử (số 1860 ngày 31/12/1962) giới thiệu một chế độ chung dựa trên một loạt các yêu cầu thủ tục nhƣ thông báo và giấy phép. Những sửa đổi sau đó đã đƣợc thực hiện, theo đó một lƣợng nhỏ vật liệu phân hạch đặc biệt, nguyên liệu và các chất phóng xạ khác không còn chịu thủ tục nhƣ vậy (Đạo luật số 1008 ngày 9/12/1969, Nghị định Bộ trƣởng ngày 15/12/1970).

Luật số 225 ngày 24/2/1992, đƣợc sửa đổi theo Nghị định 393 ngày 26/7/1996 ban hành để tạo ra dịch vụ quốc gia về bảo vệ dân sự.

Nghị định số 230 ngày 17/3/1995 liên quan đến sự an toàn lắp đặt nguyên tử và bảo vệ ngƣời lao động và công chúng nói chung chống lại các mối nguy hiểm trong bức xạ ion hóa phát sinh từ việc sử dụng hòa bình năng lƣợng nguyên tử. Nghị định này quy định, trong đó có việc, thi hành Chỉ thị Euratom hiện hành về bảo vệ bức xạ.

Nghị định số 241 ngày 26/5 năm 2000 mà sửa đổi và hoàn thiện nghị định trƣớc, có tính đến các quy định của Hội đồng Chỉ thị 96/29/Euratom trong ngày 13 tháng 5 năm 1996 đặt ra những tiêu chuẩn an toàn cơ bản cho việc bảo vệ sức khỏe của ngƣời lao động và công chúng chống lại những mối nguy hiểm phát sinh từ bức xạ ion hóa, đặc biệt đối với các nguồn tự nhiên của bức xạ ion hóa, can thiệp và phơi nhiễm.

Nghị định số 187 ngày 26/5/2000, thực thi Chỉ thị hội đồng 97/43/Euratom ngày 30/6/1997 về bảo vệ sức khỏe của cá nhân chống lại sự nguy hiểm của bức xạ ion hóa liên quan đến chiếu xạ y tế, và bãi bỏ Chỉ thị 84/466/Euratom.

Nghị định số 257 ngày 9/5/2001 ban hành để sửa đổi một số chi tiết trong Nghị định số 241 năm 2000 liên quan đến yêu cầu thông báo và cho phép việc lắp đặt phi hạt nhân nơi mà bức xạ ion hóa đƣợc sử dụng cho mục đích công nghiệp, nghiên cứu và y tế.

Nghị định của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/2/2003 tuyên bố tình trạng khẩn cấp liên quan đến việc chấm dứt hoạt động và các hoạt động xử lý chất thải phóng xạ ở những khu vực có liên quan.

Pháp lệnh của Thủ tướng Chính phủ số 3267 ngày 7/3/2003 quy định các biện pháp thực hiện các quy định nhằm tăng cƣờng mức độ bảo vệ của lắp đặt hạt nhân.

Luật số 368 ngày 24/12/2003 thiết lập các thủ tục để lựa chọn địa điểm cho một kho lƣu trữ quốc gia cho HLW.

Luật số 239 ngày 23/8/2004 ban hành để sắp xếp lại các lĩnh vực năng lƣợng mở rộng thủ tục thành lập theo Luật số 368 năm 2003 cũng để lựa chọn địa điểm của một kho lƣu trữ quốc gia của LLW.

Nghị định ngày 2/12/2004 của Bộ Phát triển Kinh tế cung cấp chỉ thị cho SOGIN thi hành tháo dỡ và hoạt động xử lý chất thải phóng xạ. Nghị định cũng trao quyền cho SOGIN xem xét khả năng gửi tất cả các nhiên liệu đã đƣợc lƣu giữ tại Ý ra nƣớc ngoài để tái chế.

Luật số 282 ngày 16/12/2005 ban hành để phê chuẩn Công ƣớc chung về An toàn quản lý nhiên liệu đã dùng và sự an toàn của quản lý chất thải phóng xạ.

Nghị định số 23/2009 liên quan đến việc hoán vị Chỉ thị của EU 2006/117/Euratom, về việc giám sát và kiểm soát các lô hàng chất thải phóng xạ và nhiên liệu đã dung.

Điều 25, 26 và 29 của Luật số 99 ngày 23/7/2009 bao gồm quy định cho phép trao quyền cho Chính phủ ban hành một hoặc nhiều nghị định hƣớng cung cấp các quy tắc cho việc chọn địa điểm nhà máy điện nguyên tử mới, quá trình cấp phép xây dựng, vận hành và tháo dỡ các các nhà máy, cũng nhƣ các quy tắc cho việc lƣu trữ tạm thời và xử lý chất thải thải hạt nhân.

Nghị định số 31/2010 liên quan đến việc phát triển hạt nhân tƣơng lai ở Ý, cung cấp các tiêu chuẩn cho các thủ tục lựa chọn địa điểm với sự tham gia của chính quyền địa phƣơng, xin chấp thuận và bồi thƣờng cho chính quyền địa phƣơng. Nghị định cũng bao gồm các điều khoản về các thủ tục lựa chọn địa điểm xử lý chất thải phóng xạ đem lại trách nhiệm cho SOGIN (Công ty Quản lý Lắp đặt hạt nhân).

Nghị định số 41/2011 sửa đổi Nghị định 31/2010 với tham chiếu đến sự phát triển hạt nhân tƣơng lai ở Italia.

Luật số 75 ngày 26/5/2011, sửa đổi tất cả các điều khoản đƣợc đƣa ra trong Luật số 99/2009 và trong Nghị định số 31/2010, đƣợc sửa đổi theo Nghị định số 41/2011, liên quan đến sự phát triển của nhà máy điện hạt mới tại Ý, từ bỏ sự phát triển hạt nhân ở Ý. Các quy định đối với sự phát triển của địa điểm quốc gia để xử lý chất thải LLW và ILW-HLW lƣu trữ tạm thời đã đƣợc xác nhận.

Hơn nữa, bằng việc bãi bỏ các Điều 8 và Điều 9 của Nghị định số 230 năm 1995, Luật 75/2011 sửa đổi một chút quá trình điều tiết bằng cách hủy bỏ "Ủy ban kỹ thuật về an toàn hạt nhân và bảo vệ bức xạ". Ủy ban này gồm các chuyên gia do Bộ khác nhau (Nội vụ, Y tế, Môi trƣờng đất và biển, phát triển kinh tế, Giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng), bởi ISPRA và ENEA (Cơ quan cho các công nghệ mới, năng lƣợng và phát triển kinh tế bền vững) và bởi khu vực nơi mà các hoạt động hạt nhân đƣợc khai thác, đƣợc quyền xây dựng một hỗ trợ kỹ thuật độc lập cho ISPRA trong quá trình đánh giá kết nối với việc cấp giấy phép, cho phép và phê duyệt thiết kế chi tiết [47].

Các công cụ này, thêm với các Đạo luật khác, nghị định và các quy định mà không chỉ liên quan đến riêng hoạt động hạt nhân, tạo thành khung pháp luật cho hạt nhân ở Ý.

Đối với các khuôn khổ thể chế, cần phải lƣu ý Luật số 933 ngày 1/8/1960 trong đó thiết lập Ủy ban Quốc gia năng lƣợng nguyên tử (CNEN). Đạo luật số 282 ngày 25/8/1991 xác định lại mục tiêu và trách nhiệm của ENEA và đổi tên nó là Cơ quan Quốc gia về công nghệ hạt nhân, năng lƣợng và môi trƣờng. Ngoài trách nhiệm trƣớc đây của nó liên quan đến an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ, nó bây giờ cũng giải quyết các vấn đề môi trƣờng và công nghệ mới. Vào tháng 1/1999 và vào tháng 9/2003, ENEA đƣợc tiếp tục tái cấu trúc [15].

Cuối cùng cũng đáng chú ý là ba cuộc trƣng cầu dân ý đƣợc tổ chức vào năm 1987, khi liên minh chống hạt nhân giành đƣợc một thắng lợi lớn, nhờ vào việc Quốc hội công bố một lệnh cấm 5 năm xây dựng các nhà máy điện mới. Mặc dù

lệnh cấm đã kết thúc vào năm 1992, pháp luật lần đầu tiên công bố một kế hoạch năng lƣợng quốc gia mới với mục tiêu xây dựng nhà máy điện nguyên tử mới ở Ý đã đƣợc thông qua chỉ trong tháng 6/2008 (Luật số 133 ngày 6/8/2008) và chính xác hơn là trong tháng 7/2009 (Đạo luật số 99 ngày 23/7/2009). Hiện nay, sản lƣợng năng lƣợng nguyên tử của Ý là ở số 0 kể từ khi các lò phản ứng của họ đang hoạt động đã bị đóng cửa (Caorso) hoặc đang trong quá trình bị ngừng hoạt động (Trino, Latina và Garigliano) từ năm 1990. Các nhà máy điện còn dang dở ở Montalto di Castro đã đƣợc chuyển đổi lại thành một nhà máy đa nhiên liệu trang bị tua bin khí [15].

Năm 2008, một luật mới về quy định khẩn cấp cho phát triển kinh tế (Luật số 133 ngày 6/8/2008) thúc đẩy sự hồi sinh của năng lƣợng nguyên tử ở Ý [15]. Đây là phần đầu tiên của pháp luật hạt nhân có hiệu lực kể từ năm 1987 tạm ngừng chƣơng trình hạt nhân của Ý và nó thông báo một kế hoạch năng lƣợng quốc gia mới với mục đích xây dựng nhà máy điện nguyên tử mới.

Vào ngày 23/7/2009, Chính phủ Ý đã ban hành Luật số 99 bao gồm các quy định về sự hồi sinh của năng lƣợng nguyên tử có hiệu lực vào ngày 15/8/2009. Đối với năng lƣợng nguyên tử, pháp luật này liên quan chủ yếu vì một số quy định của nó giải quyết các quy tắc cho việc chọn địa điểm của các cơ sở mới và thành lập một Cơ quan An toàn hạt nhân [15]. Nhƣng, sau tai nạn Fukushima, một cuộc tranh luận công khai đƣa đến một một trƣng cầu dân ý vào ngày 12-13/6/2011 dẫn đến việc một lần nữa từ bỏ chƣơng trình hạt nhân ở Ý và Luật số 75 ngày 26/5/2011 ra đời sửa đổi Luật số 99/2009.

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật một số quốc gia về không sử dụng năng lượng nguyên tử (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)