tiếp tục với Hoa Kỳ đã đƣợc ký kết tháng 3/2010, sau đó một sự hợp tác đầy đủ và hiệp định thƣơng mại đã đƣợc ký tắt vào tháng 10/2013, đã đƣợc phê duyệt trong tháng 2 và đã trình trƣớc Quốc hội tháng 5/2014, sau đó nó sẽ có hiệu lực sau 90 ngày. Trong tháng 6/2010, Cơ quan Năng lƣợng nguyên tử Nhật Bản đã ký một thỏa thuận với Cơ quan An toàn và kiểm soát bức xạ hạt nhân Việt Nam cho phát triển cơ sở hạ tầng để bảo vệ và an ninh hạt nhân liên quan đến vũ khí hạt nhân.
Sau gần 25 năm hình thành và phát triển, ngành năng lƣợng nguyên tử nƣớc ta đang phấn đấu để bƣớc sang một giai đoạn mới. Với khả năng và tiềm lực hiện có, với nhu cầu của đất nƣớc đối với khoa học kỹ thuật hạt nhân ngày càng cao; trong tƣơng lai ngành năng lƣợng nguyên tử nƣớc ta sẽ có đóng góp ngày càng hữu hiệu và thiết thực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
3.2 KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ LƢỢNG NGUYÊN TỬ
Sau sự cố Fukushima, nhiều quốc gia đã tuyên bố về việc xem xét lại chƣơng trình điện nguyên tử hoặc ý định phát triển điện nguyên tử của họ. Tuy nhiên, cho đến nay, đa số các quốc gia này vẫn tiếp tục khẳng định cam kết phát triển điện nguyên tử của họ, đồng thời nghiên cứu các bài học rút ra từ sự cố và nâng cao hơn nữa an toàn hạt nhân. Trong số các nƣớc đang sử dụng điện nguyên tử, có 28 nƣớc tiếp tục chƣơng trình điện nguyên tử theo kế hoạch đã đề ra và chỉ có 3 nƣớc là Bỉ, Ðức, Thụy Sỹ tuyên bố chấm dứt việc sử dụng điện nguyên tử [32].
Riêng tại khu vực Ðông Nam Á, trƣớc sự cố Fukushima có 4 quốc gia có kế hoạch phát triển điện nguyên tử. Trong đó, Việt Nam với 4 tổ máy; Thái Lan có 5 tổ máy; Malaysia có 2 tổ máy và Indonesia có 4 tổ máy. Và sau sự cố Fukushima, chỉ có duy nhất Thái Lan quyết định tạm ngừng kế hoạch phát triển điện nguyên tử, còn lại 3 nƣớc Việt Nam, Malaysia, Indonesia vẫn giữ nguyên quan điểm phát triển năng lƣợng nguyên tử của mình [32].
Công nghệ điện nguyên tử dù đang phải đối mặt với nhiều thách thức nhƣng vẫn là một lựa chọn quan trọng của thế kỷ XXI. Với tầm nhìn 2050, dự báo, công suất điện nguyên tử sẽ tăng từ 372.000 MW hiện nay lên 1 triệu MW. Sản lƣợng điện nguyên tử khi đó sẽ chiếm 19% tổng sản lƣợng điện toàn cầu [32]
Trong chính sách phát triển năng lƣợng của mỗi quốc gia, bên cạnh điện nguyên tử luôn có các nguồn năng lƣợng khác nhƣ năng lƣợng gió, mặt trời, năng lƣợng sinh học… Tuy nhiên, phải thấy rằng, những nguồn năng lƣợng này là rất hạn chế và không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lƣợng phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong khi đó, theo dự báo, tƣơng lai không xa, những nguồn năng lƣợng từ nhiên liệu hóa thạch nhƣ dầu, khí, than đá… sẽ dần cạn kiệt. Vì vậy, điện nguyên tử sẽ là nguồn năng lƣợng chủ yếu.
Nói nhƣ vậy để thấy rằng, dù đã có nhiều tranh cãi sau sự cố Fukushima nhƣng điện nguyên tử sẽ là nguồn năng lƣợng, là bộ phận cấu thành quan trọng trong cơ cấu nguồn năng lƣợng tƣơng lai. Có thể ở đâu đó, vấn đề an toàn cho các nhà máy điện nguyên tử đang bị đặt nhiều câu hỏi nhƣng rõ ràng, cùng với những tiến bộ về khoa học, công nghệ, rủi ro đối với các nhà máy điện nguyên tử là rất thấp.
Ðiện hạt nhân có tính đặc thù riêng rất cao, tuổi thọ kéo dài và nếu đảm bảo đƣợc độ an toàn trong suốt quá trình vận hành, đầu tƣ vào một dự án điện nguyên tử chắc chắn có lãi mà không bao giờ có lỗ. Nhƣng nếu chỉ để xảy một sự cố nhỏ thôi, cái giá phải trả sẽ vô cùng đắt. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ về mặt khoa học, công nghệ, cùng với những yêu cầu hết sức khắt khe về vấn đề môi trƣờng, điều kiện sống… khi triển khai một dự án, rủi ro đối với một nhà máy điện nguyên tử là vô cùng thấp.
Tại bất kỳ một quốc gia nào, để phát triển kinh tế thì việc cung cấp điện không đƣợc gián đoạn. Vị thế của một quốc gia cũng sẽ đƣợc nâng tầm nếu quốc gia đó có các nhà máy điện nguyên tử.
Năng lƣợng và vấn đề an ninh năng lƣợng chính là nền tảng phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhƣng vấn đề đặt ra là, nếu chúng ta muốn gia tăng các nguồn năng lƣợng từ nhiên liệu hóa thạch thì lại gây khi thải nhà kính. Và đây chính là sự mâu thuẫn, là bài toán hóc búa với mọi quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, phát triển năng lƣợng tái tạo, năng lƣợng xanh, đặc biệt là điện nguyên tử đã đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn.
Ngoài ra, theo Cơ quan Năng lƣợng nguyên tử quốc tế (IAEA), ngoài việc tạo ra điện sạch, năng lƣợng tạo ra từ điện nguyên tử có thể đƣợc sử dụng để lọc nƣớc biển với quy mô rất lớn, góp phần giải quyết tình trạng thiếu nƣớc sạch mà hơn một nửa dân số thế giới sẽ phải đối mặt vào năm 2025. Ðặc biệt, các công nghệ hạt nhân còn giúp con ngƣời trong y học,nông nghiệp, công nghiệp, khoa học môi trƣờng.
Thấy đƣợc việc phát triển sử dụng năng lƣợng nguyên tử ở nƣớc ta là tất yếu, Nhà nƣớc ta đã có những bƣớc tiến triển trong việc triển khai xây dựng những lò phản ứng hạt nhân trong tƣơng lai và ký kết các thỏa thuận hợp tác với một số nƣớc phát triển (nhƣ đã trình bày ở Mục 3.1). Tuy nhiên, khi phát triển năng lƣợng nguyên tử, cũng cần phải tính đến và chuẩn bị những điều kiện cần thiết song song với việc triển khai sản xuất, sử dụng năng lƣợng nguyên tử, bao gồm những vấn đề nhƣ:
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về năng lƣợng nguyên tử
Về Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008
Trong hơn 5 năm đƣợc thi hành, Luật Năng lƣợng nguyên tử số 18/2008- QH12 (Luật NLNT) đã tạo ra bƣớc chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các ngành, các cấp, các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân và ngƣời dân về vai trò của ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, cũng nhƣ tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn, an ninh cho các ứng dụng đó.
Luật NLNT hiện hành đã bao hàm tƣơng đối đầy đủ các nội dung theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Luật NLNT, đã bộc lộ một số bất cập. Đặc biệt còn một số quy định trong Luật NLNT chƣa phù hợp với các yêu cầu, tiêu chuẩn khuyến cáo của Cơ quan NLNT quốc tế (IAEA) và thông lệ quốc tế. Một số nội dung quan trọng còn chƣa đƣợc quy định, cập nhật trong Luật NLNT.
Đặc biệt đối với điện nguyên tử, do chƣa có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoàn toàn mới ở Việt Nam, chƣa hiểu hết đặc thù về bảo đảm an toàn, an ninh đối với nhà máy điện nguyên tử và còn phụ thuộc vào pháp luật của các lĩnh vực có liên quan (Đầu tƣ, Xây dựng, Bảo vệ môi trƣờng…), mà Luật NLNT đã bộc lộ một số bất cập mang tính nguyên tắc cần phải chỉnh sửa nhƣ:
- Chƣa có cơ quan chịu trách nhiệm cấp phép xuyên suốt các giai đoạn của nhà máy điện nguyên tử: Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt địa điểm, Bộ KH&CN, Bộ Công Thƣơng cấp phép vận hành, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân phê duyệt kế hoạch tháo dỡ (chấm dứt hoạt động);
- Trách nhiệm thẩm định để phê duyệt, cấp phép đƣợc quy định chồng chéo, thậm chí giao cho cơ quan tƣ vấn (đƣợc thành lập tạm thời) chịu trách nhiệm.
Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật NLNT là rất cần thiết, nhằm các mục tiêu sau:
- Sửa đổi nhằm khắc phục những bất cập, vƣớng mắc, không khả thi bộc lộ trong quá trình thực thi Luật NLNT;
- Bổ sung, đảm bảo quy định đầy đủ các nội dung cơ bản theo yêu cầu quản lý, phù hợp với luật pháp quốc gia và thông lệ quốc tế;
- Đảm bảo tính phù hợp, tính thống nhất của Luật NLNT với Hiến pháp năm 2013, với các luật có liên quan (đặc biệt là các luật vừa đƣợc sửa đổi, bổ sung trong giai đoạn từ 2008 đến nay), với các điều ƣớc quốc tế đang có hiệu lực mà Việt Nam là thành viên.
Về vấn đề an toàn trong khai thác, sử dụng năng lượng nguyên tử
Các văn bản pháp lý trong an toàn hạt nhân đối với điện nguyên tử cho đến nay vẫn còn những bất cập. Về cơ chế giám sát, có 2 yếu tố. Một là, chủ đầu tƣ phải đủ năng lực để quản lý, đảm bảo an toàn cho nhà máy. Hai là, cơ quan quản lý hay còn gọi là cơ quan pháp quy phải thực hiện tốt chức năng giám sát. Nhƣng luật Việt Nam hiện vẫn chƣa có quy định rõ ràng, hiệu quả cho cơ quan pháp quy với chức năng thanh, kiểm tra tính an toàn của nhà máy. Việc cấp phép hiện nay chia quá nhiều đầu mối: cấp phép xây dựng do Bộ Khoa học & Công nghệ, còn cấp phép vận hành do Bộ Công thƣơng. Trong khi đó, Bộ Công thƣơng lại là cơ quan chủ quản, điều này vi phạm nguyên tắc độc lập trong vấn đề quản lý an toàn quốc tế. Trong quá trình nghiên cứu sửa đổi luật Năng lƣợng nguyên tử, chúng ta cũng đang nghiên cứu một mô hình quản lý giám sát về điện nguyên tử, đảm bảo các quyết định không bị chi phối bởi bất kỳ điều gì, nếu nhà máy không đảm bảo an toàn sẽ không đƣợc vận hành.
Rõ ràng, còn nhiều việc phải giải quyết về mặt quy phạm pháp lý an toàn hạt nhân liên quan đến nhà máy điện nguyên tử, đặc biệt sau những bài học kinh nghiệm xƣơng máu từ thảm hoạ Fukushima. Đối với điện nguyên tử, không an toàn, không đƣợc vận hành. Thời gian dành cho các cấp, các ngành, những ngƣời đƣợc giao phó trọng trách xây dựng nền công nghiệp điện nguyên tử của nƣớc ta còn lại rất ít!
Kinh nghiệm từ Nhật Bản cho thấy, họ đã khắc phục ngay sự bất cập. Khi tai nạn xảy ra ở nhà máy điện nguyên tử Fukushima, cơ chế quản lý hạt nhân của Nhật đã thể hiện những bất cập lớn. Điều này buộc Chính phủ Nhật phải xây dựng ngay một cơ cấu tổ chức quản lý, những quy chuẩn an toàn mới nhằm bảo đảm an toàn hạt nhân cao nhất cho điện nguyên tử. Nhật đã thành lập cơ quan pháp quy hạt nhân đƣợc giám sát bởi Ủy ban điều tra an toàn hạt nhân. Cơ quan pháp quy hạt nhân thuộc Bộ Môi trƣờng sẽ thống nhất các chức năng có liên quan của các bộ khác nhau và chịu trách nhiệm quản lý về an toàn hạt nhân, an ninh hạt nhân, thanh sát
hạt nhân, quan trắc phóng xạ và đồng vị phóng xạ. Sau sự cố nhà máy điện nguyên tử Fukushima, tháng 3/2011, Nhật Bản đã xây dựng và thực hiện 30 biện pháp trong Pháp quy hạt nhân mới để vận hành các nhà máy điện nguyên tử với nội dung ngăn ngừa mất chức năng do lỗi thông thƣờng, ngăn ngừa tai nạn nghiêm trọng và ngăn chặn việc thoát phóng xạ. Các biện pháp bắt buộc các nhà máy điện nguyên tử phải chịu đƣợc các trận động đất lên tới 1260 Gal và sóng thần cao tới 11,4 mét trên mực nƣớc biển nhờ có việc đảm bảo nguồn điện và nƣớc làm mát [44].
Các Tiểu vƣơng quốc Ả rập Thống nhất (UAE) cũng đang khẩn trƣơng bổ sung bộ luật mới về trách nhiệm đền bù thiệt hại hạt nhân. Luật quy định các điều khoản và xác định phạm vi trách nhiệm dân sự và bồi thƣờng trong trƣờng hợp tai nạn hạt nhân xảy ra. Luật cũng đặt ra một giới hạn về trách nhiệm pháp lý của nhà vận hành tƣơng đƣơng khoản tiền 694 triệu USD. Nhà vận hành, do đó, cần phải mua bảo hiểm hoặc bảo đảm bằng hình thức tài chính khác không ít hơn khoản tiền nói trên [44].
Luật về trách nhiệm đền bù hạt nhân đƣợc soạn thảo với sự tham vấn của Cơ quan Năng lƣợng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), và đƣợc xem xét bởi các chuyên gia luật của IAEA để đảm bảo phù hợp với hƣớng dẫn của Cơ quan và các nghĩa vụ quốc tế có liên quan. Cơ quan liên bang pháp quy hạt nhân của UAE (FANR) là cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm triển khai luật [44].
3.2.2 Giải pháp về không sử dụng năng lƣợng nguyên tử ở Việt Nam
Việt Nam đã phát động Chƣơng trình Quốc gia về Năng lƣợng Bền vững, tuy nhiên, để thực hiện đƣợc, Việt Nam cần có khung chính sách, khuôn khổ pháp lý và khung thể chế.
Phát triển năng lƣợng nguyên tử là cần thiết đối với nƣớc ta hiện nay, trƣớc thực trạng các dạng năng lƣợng hóa thạch có nguy cơ cạn kiện trong tƣơng lai. Tuy nhiên, xu hƣớng của những nƣớc đã có nền năng lƣợng nguyên tử phát triển cho thấy, họ đang từng bƣớc thay thế dần năng lƣợng nguyên tử, năng lƣợng hóa thạch bằng những dạng năng lƣợng tái tạo khác sạch và đặc biệt là an toàn hơn, đó mới là
đích đến trong tƣơng lai. Năng lƣợng thay thế hay năng lƣợng xanh có ƣu điểm là có sẵn trong thiên nhiên, không gây ô nhiễm, không bị cạn kiệt và là giải pháp tốt nhất nhằm tiết kiệm năng lƣợng hóa thạch cho tƣơng lai. Năng lƣợng tái tạo có khả năng đóng góp đáng kể đảm bảo an ninh năng lƣợng: Phát triển năng lƣợng tái tạo sẽ giúp giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu năng lƣợng, là nguồn năng lƣợng sẵn có trong nƣớc. Phát triển năng lƣợng tái tạo giúp giảm thiểu các rủi ro do biến động giá nhiên liệu hóa thạch. Các công nghệ về năng lƣợng tái tạo có chi phí đầu tƣ cao nhƣng sử dụng công nghệ chống lại biến đổi khí hậu, năng lƣợng tái tạo gần nhƣ (không) phát thải ít các-bon hoặc các-bon trung tính.
Vì vậy, đối với nƣớc ta, không nên chỉ chú trọng phát triển và phụ thuộc vào năng lƣợng nguyên tử, mà cần phát triển các dạng năng lƣợng khác nhƣ năng lƣợng tái tạo tốn ít kinh phí và sử dụng khí tự nhiên, tạo cơ cấu hợp lý giữa các dạng năng lƣợng để đảm bảo phát triển năng lƣợng một cách bền vững. Khi các nguồn năng lƣợng truyền thống bị thay thế một cách đều đặn bởi nguồn Năng lƣợng tái tạo thì cơ cấu năng các nguồn năng lƣợng trong tƣơng lai sẽ là cơ cấu động. Chúng ta nhắm đến các chính sách năng lƣợng hƣớng đến thị trƣờng không theo một hệ tƣ tƣởng nào và mở cho tất cả các dạng công nghệ.
Theo kinh nghiệm từ một số nƣớc có chính sách hạn chế năng lƣợng nguyên tử hoặc có kế hoạch loại bỏ dần năng lƣợng nguyên tử cho thấy, để thực hiện việc loại bỏ dần năng lƣợng nguyên tử, các nƣớc đó cần phải chuẩn bị những điều kiện cần thiết. Việc đột ngột đƣa ra hƣớng từ bỏ năng lƣợng nguyên tử đã khiến không ít nƣớc gặp các vấn đề nhƣ: khủng hoảng năng lƣợng khi các nguồn năng lƣợng khác không đủ khả năng thay thế cho nguồn cung từ điện nguyên tử, đất nƣớc phụ thuộc nhiều hơn vào điện nhập khẩu, giá điện tăng cao, ảnh hƣởng trực tiếp tới nền kinh tế. Hệ quả là việc thực thi các giai đoạn loại bỏ dần năng lƣợng nguyên tử của đa số các nƣớc đã vấp phải sự phản đối của ngành công nghiệp năng lƣợng nguyên tử.
Cần áp dụng các loại thuế đặc biệt phù hợp đối với năng lƣợng nguyên tử, để sử dụng nguồn thu này hỗ trợ cho việc phát triển các dạng năng lƣợng sạch khác.
Để làm đƣợc điều đó, cần phải có nguồn vốn lớn, do năng lƣợng tái tạo đòi hỏi chi