Về mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu Tài liệu Công ước Viên năm 1980 (CISG) về hợp đồng mua bán hàng hóa (Trang 33)

là các vấn đề pháp lý trong quá trình thực hiện hợp đồng. Phần này được chia thành 5 chương với những nội dung cơ bản như sau:

2.1.3.1. Những quy định chung (Điều 25 – 29)

Khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng được quy định tại Điều 25 Công ước Viên, theo đó:

Một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự.

Từ quy định trên, xét về mặt lý thuyết, có thể thấy vi phạm cơ bản hợp đồng được xác định dựa trên các yếu tố: (1) Phải có sự vi phạm nghĩa vụ hợp

đồng; (2) Sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đó phải dẫn đến hậu quả là một bên mất đi điều mà họ chờ đợi (mong muốn có được) từ hợp đồng; (3) Bên vi phạm hợp đồng không thể nhìn thấy trước được hậu quả của sự vi phạm đó.

Công ước Viên không đưa ra định nghĩa về vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có thể hiểu là việc một bên giao kết hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thực hiện không hết nghĩa vụ hợp đồng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng. Ví dụ, các bên thỏa thuận cụ thể về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng nhưng người bán không giao hàng hoặc giao hàng thiếu, giao sai hàng hoặc giao hàng không đúng chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Như vậy, nếu người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng, ví dụ như hàng hóa được giao thiếu về số lượng và/hoặc không phù hợp về chất lượng hoặc giao sai chủng loại hàng mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, thì được coi là người bán đã có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

Ngoài ra, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng phải là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đáng kể cho bên bị vi phạm. Thế nào là thiệt hại đáng kể?. Công ước Viên cho rằng thiệt hại đáng kể là những thiệt hại làm cho bên bị vi phạm mất đi cái mà họ chờ đợi (mong muốn có được) từ hợp đồng. Công ước Viên không giải thích rõ cái mà người này chờ đợi là gì. Vì vậy, việc xác định mức độ thiệt hại là đáng kể hay không đáng kể sẽ do tòa án (hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp) quyết định căn cứ vào từng trường hợp, từng vụ tranh chấp cụ thể. Ví dụ, phải căn cứ vào giá trị kinh tế của hợp đồng, sự tổn hại về mặt tiền bạc do hành vi vi phạm hợp đồng hoặc mức độ mà hành vi vi phạm hợp đồng gây cản trở đến các hoạt động khác của bên bị vi phạm.

Tuy nhiên, mặc dù hành vi vi phạm hợp đồng dẫn đến thiệt hại cho bên bị vi phạm nhưng hành vi vi phạm hợp đồng đó sẽ không bị coi là vi phạm cơ bản hợp đồng nếu bên vi phạm “không thể nhìn thấy trước hậu quả của hành

vi vi phạm đó và người ở vào hoàn cảnh tương tự cũng không thể tiên liệu được”. Chính xác hơn, khả năng nhìn thấy trước hậu quả của hành vi vi phạm

hợp đồng là yếu tố cần thiết để xác định hành vi vi phạm đó có phải là một sự vi phạm cơ bản hợp đồng hay không. Khả năng tiên liệu trước được những thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra sẽ phụ thuộc vào kiến thức của bên vi phạm về những sự kiện xoay quanh giao dịch như kinh nghiệm, mức độ tinh tế và khả năng tổ chức của bên vi phạm.

Có thể nói rằng, nội hàm khái niệm “vi phạm cơ bản hợp đồng” theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 cũng như của Công ước Viên là rất rộng. Tuy nhiên, qua thực tiễn giải quyết một số vụ tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có áp dụng Công ước Viên, tòa án các nước thành viên cũng đã đưa ra được một số căn cứ thực tiễn làm cơ sở cho việc giải thích nhằm làm rõ khái niệm này. Mặc dù vậy, Tòa án của các nước khác nhau có quan điểm không giống nhau hoàn toàn khi gặp vấn đề liên quan đến vi phạm cơ bản hợp đồng.

Với Việt Nam, việc quy định “vi phạm cơ bản” trong Luật Thương mại năm 2005 là cần thiết để xử lý những trường hợp vi phạm hợp đồng là cơ sở để tuyên bố tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng. Việc áp dụng khái niệm này trong thực tiễn sẽ có thể gặp không ít khó khăn nếu không có được những hướng dẫn, giải thích cụ thể.

2.1.3.2. Quy định về quyền và nghĩa vụ của người bán - Quyền của bên bán

Công ước nêu rõ, bên bán có quyền được thanh toán theo những quy định trong hợp đồng. Trường hợp bên mua vi phạm nghĩa vụ của mình thì bên bán có quyền thực hiện những biện pháp bảo hộ pháp lý cũng theo quy định của Công ước như sau:

của người mua, trừ phi họ sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác không thích hợp với các yêu cầu đó (Điều 62).

+ Có thể chấp nhận cho người mua một thời gian bổ sung hợp lý để thực hiện nghĩa vụ của họ (Điều 63 khoản 1).

+ Tuyên bố huỷ hợp đồng trong các trường hợp quy định tại Điều 64. + Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Điều 74.

+ Ngoài ra, bên bán có thể yêu cầu trả tiền lãi khi bên mua chậm thanh toán, theo quy định Điều 78 của Công ước.

- Nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ liên quan đến hàng hoá

Công ước Viên quy định về giao hàng và chuyển giao chứng từ liên quan đến hàng hoá từ Điều 31 đến Điều 34 của Công ước. Theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và các chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua đúng thời gian. Thời gian này là thời điểm mà các bên đã thoả thuận, nếu không thoả thuận cụ thể trong hợp đồng thì có thể căn cứ vào hợp đồng để xác định được. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất như mô tả trong hợp đồng. Về địa điểm giao hàng, nếu các bên không thoả thuận thì bên bán phải giao hàng theo quy định tại Điều 31 Công ước.

2.1.3.3. Quy định về quyền và nghĩa vụ của người mua - Quyền của bên mua

Bên mua có quyền thực hiện một số biện pháp để bảo vệ lợi ích của mình khi bên bán vi phạm nghĩa vụ của họ. Một số biện pháp được quy định trong Công ước là:

+ Yêu cầu bên bán phải thực hiện nghĩa vụ của họ theo thoả thuận trong hợp đồng. Ở đây có thể là yêu cầu bên bán cung cấp hàng hoá đúng thoả thuận trong trường hợp hàng hoá chưa phù hợp; hoặc yêu cầu tiếp tục bổ sung hàng hoá nếu không đảm bảo đủ số lượng; hoặc sửa chữa…

+ Bên mua có thể cho phép bên bán thêm một thời hạn nhất định để thực hiện hợp đồng nếu bên bán không đảm bảo được đúng thời hạn giao hàng (Điều 47).

+ Bên mua cũng có quyền tuyên bố huỷ hợp đồng trong các trường hợp bên bán không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng tạo thành một vi phạm cơ bản hợp đồng hay khi bên bán không giao hàng trong thời hạn bên mua gia hạn thêm hoặc bên bán tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời bạn bổ sung đó (Điều 49).

- Nghĩa vụ của bên mua

Điều 53 Công ước Viên quy định: người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng theo quy định của hợp đồng.

+ Về thanh toán tiền hàng: bên mua phải trả tiền vào ngày thanh toán đã quy định hoặc có thể được xác định theo hợp đồng và theo Công ước, mà không cần phải có một lời yêu cầu hay việc thực hiện một tục nào khác về phía người bán (Điều 59). Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng bao gồm việc áp dụng các biện pháp và tuân thủ các biện pháp mà hợp đồng hoặc luật lệ đòi hỏi để có thể thực hiện được thanh toán.

+ Về việc nhận hàng: Bên mua có các nghĩa vụ theo quy định của Công ước Viên tại Điều 60. Theo đó, bên mua phải thực hiện mọi hành vi tạo điều kiện cho bên bán giao hàng và tiếp nhận hàng hoá.

2.1.3.4. Quy định về chuyển rủi ro (Điều 66 đến điều 70)

Trước đây theo Luật Thương mại năm 1997, vấn đề chuyển rủi ro trong mua bán hàng hóa được coi là đồng nhất với việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa, theo đó: “người mua phải chịu rủi ro đối với hàng hóa trên đường vận

chuyển kể từ thời điểm quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua nếu không phải do lỗi của người bán hoặc người vận chuyển”.

thuận – một vấn đề cốt lõi trong mọi quan hệ mua bán hàng hóa. Thứ hai, việc quy định một cách chung chung như vậy không thể bao quát hết các tình huống thực tiễn trong quan hệ mua bán. Và có nhiều quan điểm cho rằng, tinh thần chung của điều luật đi ngược lại với tinh thần của pháp luật thương mại quốc tế về việc người mua nhận rủi ro về mình đối với những hàng hóa trên đường vận chuyển từ lúc hàng hóa được giao cho người chuyên chở là người

đã phát chứng từ xác nhận một hợp đồng vận chuyển. Chính vì vậy Luật

thương mại 2005 đã có những quy định cụ thể hơn. Các trường hợp chuyển rủi ro quy định từ Điều 57 đến Điều 61, trong mọi trường hợp này luật thương mại đều cho phép sự thỏa thuận giữa các chủ thể vì vậy ta sẽ xem xét theo hướng không có thỏa thuận.

- Điều 68 Công ước Viên năm 1980 quy định về Chuyển rủi ro trong

trường hợp có địa điểm giao hàng xác định: Địa điểm giao hàng xác định ở

đây là phải xác định theo thỏa thuận từ trước. Nếu có địa điểm giao hàng nhất định thì rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm giao hàng, kể cả bên bán được ủy quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa. Đây cũng là một trường hợp mà thời điểm chuyển quyền sở hữu không đồng nhất với thời điểm chuyển rủi ro. Trong trường hợp này không nên coi người bán không có rủi ro, mà rủi ro này được ràng buộc bằng nghĩa vụ giao hàng. Với bên mua, việc nhận hàng tại địa điểm giao hàng là một quyền quan trọng, đây chính là điều kiện quan trọng khi xác định việc bên mua đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng nên bên mua có quyền thực hiện việc kiểm tra hàng hóa và quyền định có nhận hàng hay không.

VD: Công ty A thỏa thuận mua hàng với công ty B và thực hiện giao hàng tại kho hàng 1, tuy nhiên công ty B vận chuyển lại giao hàng tại kho hàng 2 cách kho hàng 1 20km. Bên công ty A vẫn nhận hàng. Trong trường

hợp này mặc dù có địa điểm giao hàng xác định là kho hàng 1 nhưng khi giao tại kho hàng 2, công ty A vẫn nhận coi như đã đồng ý với việc thay đổi địa điểm. Trường hợp này nếu có rủi ro công ty A vẫn phải chịu trách nhiệm theo trường hợp có địa điểm giao hàng xác định. Nếu như bên A không nhận hàng thì bên B coi như chưa hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình và phải chịu rủi ro nếu có với hàng hóa

- Điều 68 Công ước Viên năm 1980 quy định về Chuyển rủi ro trong

trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định: Đây là trường hợp trong

hợp đồng mua bán không quy định về việc vận chuyển hàng hóa cũng như nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định. Khi không có địa điểm giao hàng, việc chuyển rủi ro trong trường hợp này thuộc về bên mua sau khi hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

- Điều 68 Công ước Viên năm 1980 quy định về Chuyển rủi ro trong

trường hợp giao hàng cho người nhận hàng: Ở đây cần lưu ý người nhận

hàng ở đây không phải là người vận chuyển mà là người nhận hàng để giao nắm giữ hàng hóa. Trong trường hợp này rủi ro về hàng hóa được chuyển cho bên mua trong các trường hợp sau:

+ Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa. Đây là trường hợp chuyển rủi ro đồng nhất với thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa.

+ Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua.

- Điều 68 Công ước Viên năm 1980 quy định về Chuyển rủi ro trong

trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển: Đây là trường

hợp mà đối tượng của hợp đồng là hàng hóa đang trên đường vận chuyển, khi đó rủi ro sẽ được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. Đây là trường hợp có rất nhiều nhầm lẫn trong cách hiểu và áp dụng điều luật. Phải lưu ý đối tượng của hợp đồng mua bán ở đây là hàng hóa đang trên

đường vận chuyển chứ không là trong thời gian hàng hóa được mua bán đang trên đường vận chuyển.

Ví dụ: Công ty A ở Hà Nội ký hợp đồng mua bán với công ty B ở Phú Thọ 20 tấn phân bón. Hai bên thỏa thuận công ty A giao hàng tới kho hàng của công ty B bằng đường sông, nhưng khi đi qua sông Hồng thì hàng gặp mưa và hư hỏng. Vậy trường hợp này ai sẽ là người chịu rủi ro. Có rất nhiều người nhầm lẫn cho rằng đây là trường hợp đối tượng của hợp đồng đang trên đường vận chuyển và cho rằng bên mua là công ty B phải chịu rủi ro. Tuy nhiên cần hiểu rằng đối tượng của hợp đồng là hàng hóa đang trên đường vận chuyển tức là tại thời điểm kí hợp đồng, hàng hóa ấy vẫn đang trên đường vận chuyển. Như trường hợp công ty C đang nhập khẩu 10.000 chiếc xe máy của Đức, công ty D biết tin và thỏa thuận kí hợp đồng mua lại toàn bộ số hàng. Khi ấy đối tượng của hợp đồng mới là hàng hóa đang trên đường vận chuyển và khi có rủi ro thì công ty D mới phải chịu. Còn trong trường hợp đầu tiên, giữa công ty A và B phải áp dụng theo quy định về việc chuyển rủi ro khi có địa điểm giao hàng xác định. Vì vậy ở đây bên bán là công ty A mới phải chịu rủi ro.

- Điều 68 Công ước Viên năm 1980 quy định về Chuyển rủi ro hàng hóa trong những trường hợp khác.

Với những trường hợp không nằm trong 4 trường hợp đã phân tích ở trên thì rủi ro được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng. Với những hàng hóa không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tại, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào thì rủi ro không được chuyển cho bên mua.

2.1.3.5. Quy định về các điều khoản chung về nghĩa vụ của người bán và người mua

Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng là hậu quả pháp lý bất lợi mà bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu khi có hành vi vi phạm hợp đồng đã cam kết. Theo Công ước Viên, có các hình thức trách nhiệm pháp lý sau:

Một phần của tài liệu Tài liệu Công ước Viên năm 1980 (CISG) về hợp đồng mua bán hàng hóa (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)