Kiến nghị một số giải pháp cho việc Việt Nam gia nhập CISG

Một phần của tài liệu Tài liệu Công ước Viên năm 1980 (CISG) về hợp đồng mua bán hàng hóa (Trang 86 - 97)

* Kiến nghị sửa đổi pháp luật Việt Nam cho phù hợp với CISG

Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 (và ngay cả Luật Thương mại Việt Nam năm 2005) liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế và còn chứa đựng những điều khoản chưa phù hợp với thực tiễn và đòi hỏi của các nhà kinh doanh quốc tế. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng có các giải pháp tiến tới gia nhập CISG trong thời gian sớm nhất để thống nhất nguồn luật áp dụng cho mua bán hàng hóa quốc tế giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác nước ngoài. Khi đó các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài sẽ cùng chung "tiếng nói", cùng chung quan điểm và nhờ đó, các mối quan hệ hợp tác thương mại quốc tế sẽ ngày càng gắn chặt hơn, lâu bền hơn và rộng mở hơn.

Nhìn chung, các nguyên tắc của CISG phù hợp với các nguyên tắc chung của pháp luật hợp đồng Việt Nam, theo quy định của CISG cũng như từ các quy định của pháp luật Việt Nam về việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế, việc gia nhập Công ước đối với Việt Nam hiện nay không có khó khăn đáng kể. Cụ thể: CISG không có quy định gì về điều kiện gia nhập đối với các quốc gia không tham gia ký kết như Việt Nam (Điều 91, khoản 3 CISG: Công ước này sẽ nhận sự gia nhập tất cả các quốc gia không ký tên, kể

từ ngày Công ước để ngỏ cho các bên ký kết); Các quốc gia thành viên không

có nghĩa vụ đóng góp về tài chính, không phải thành lập một cơ quan riêng để thực thi Công ước, cũng không có bất kỳ nghĩa vụ báo cáo định kỳ nào.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số điểm khác biệt trong các điều khoản chi tiết của CISG với các quy phạm tương ứng trong pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam (ví dụ quy định về hình thức của hợp đồng, về các

chế tài khi vi phạm hợp đồng). Một số vấn đề được CISG quy định, nhưng chưa có trong pháp luật Việt Nam (kéo dài thời hạn hiệu lực của chào hàng, hủy hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ).

Khi Việt Nam gia nhập CISG, sẽ có hai nguồn luật cùng điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam:

- CISG sẽ chỉ được áp dụng đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (với khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được định nghĩa tại điều 1 của CISG là hợp đồng giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau).

- Các hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước (không có yếu tố quốc tế) thì không áp dụng CISG mà áp dụng pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa.

Như vậy, mối quan hệ giữa CISG và pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa là bổ sung chứ không đối kháng. Có những trường hợp khác biệt giữa hai nguồn luật này là tất yếu, do mối quan hệ được điều chỉnh có tính chất khác nhau. Những trường hợp còn lại, sự khác biệt không gây ra bất cập do đối tượng và chủ thể áp dụng của CISG và pháp luật Việt Nam trong trường hợp này là không giống nhau.

Vì vậy, dù có khác biệt trong một số quy định nhỏ và chi tiết giữa CISG và pháp luật Việt Nam, có thể khẳng định, khi gia nhập CISG, Việt Nam không phải sửa đổi, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, sẽ thích hợp và chặt chẽ hơn nếu có thể bổ sung khái niệm “mua bán hàng hóa quốc tế” theo quan niệm của CISG vào Điều 27 Luật Thương mại năm 2005 (Điều này mới nêu các hình thức của mua bán hàng hóa quốc tế như “Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình

thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu, Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương” mà

Từ các phân tích ở trên học viên khẳng định Việt Nam không nên đứng ngoài một Công ước với nhiều lợi ích thiết thực, đã được áp dụng rộng rãi và thành công như vậy trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi ngay từ trước năm 1988, năm Công ước Viên bắt đầu có hiệu lực, ở Việt Nam đã có nhiều đề xuất, kiến nghị từ phía các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về việc Việt Nam gia nhập CISG. Những kiến nghị này đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây khi Việt Nam từng bước hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới với việc gia nhập WTO và các hiệp định thương mại khác, mở ra những sân chơi mới và những cơ hội lớn để các hợp đồng thương mại quốc tế gia tăng cả về số lượng, giá trị và lợi ích.

- Kiến nghị về hệ thống án lệ

Theo khuyến nghị của UNCITRAL, các cơ quan áp dụng pháp luật tại các quốc gia thành viên cần có một hệ thống báo cáo án lệ về Công ước Viên. Hệ thống này sẽ tập hợp và báo cáo các án lệ có liên quan đến Công ước này cho Ban thư ký của UNCITRAL để cơ quan này đưa lên hệ thống cơ sở dữ liệu “CLOUT” (Case Law on UNCITRAL Texts).

Đây là khuyến nghị, không phải là “nghĩa vụ” của quốc gia thành viên Công ước. Tuy nhiên, đây là việc nên làm vì công khai hóa các án lệ của Việt Nam sẽ góp phần làm tăng sự tin tưởng của cộng đồng kinh doanh quốc tế vào sự minh bạch của hệ thống pháp luật Việt Nam về thương mại quốc tế. Trong số hàng nghìn án lệ về CISG, đã có một án lệ liên quan đến Việt Nam. Đây là án lệ về tranh chấp giữa Công ty thương mại Tây Ninh - Tanico (Việt Nam) và DN Ng Nam Bee (Singapore), được xét xử tại Toà phúc thẩm - TAND Thành phố Hồ Chí Minh, bản án tuyên ngày 4/5/1996. Khi xét xử vụ việc này, Toà án đã tham chiếu điều 29 “(1) Một hợp đồng có thể được sửa đổi hay chấm dứt bằng thỏa thuận đơn thuần giữa các bên (2) Một hợp đồng

bằng văn bản chứa đựng một điều khoản quy định rằng mọi sự sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng phải được các bên làm bằng văn bản thì không thể bị sửa đổi hay chấm dứt theo thỏa thuận giữa các bên dưới một hình thức khác. Tuy nhiên hành vi của mỗi bên có thể không cho phép họ được viện dẫn điều khoản ấy trong chừng mực nếu bên kia căn cứ vào hành vi này” và điều 53 “Người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng theo quy định của hợp đồng và của Công ước này”, điều 64 “(1) Người bán có thể tuyên bố hủy hợp đồng: (a) Nếu sự kiện người mua không thi hành nghĩa vụ nào đó của họ theo hợp đồng hay Công ước hay cấu thành một sự vi phạm chủ yếu hợp đồng, hoặc (b) Nếu người mua không thi hành nghĩa vụ trả tiền hoặc không nhận hàng trong thời hạn bổ sung mà người bán chấp nhận cho họ chiếu theo khoản 1 điều 63 hay nếu họ tuyên bố sẽ không làm việc đó trong thời hạn ấy. (2) Tuy nhiên trong những trường hợp khi người mua đã trả tiền, người bán mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng nếu họ không làm việc này: (a) Trong trường hợp người mua chậm thực hiện nghĩa vụ - trước khi người bán biết nghĩa vụ đã được thực hiện, hoặc (b) Trong trường hợp người mua vi phạm bất cứ nghĩa vụ nào khác ngoài việc chậm trễ - trong một thời hạn hợp lý: Kể từ lúc người bán đã biết hay đáng lẽ phải biết sự vi phạm đó, hoặc: Sau khi hết mọi thời hạn bổ sung mà người bán chấp nhận chiếu theo khoản 1 điều 63 hay sau khi người mua đã tuyên bố rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn bổ sung đó” của CISG. Đây là một án lệ về CISG đầu tiên đối với Việt Nam. Án lệ này cho thấy, dù Việt Nam chưa phải là thành viên công ước, nhưng vẫn có những trường hợp công ước này có thể được áp dụng ở Việt Nam.

Nếu thực hiện khuyến nghị này, sau khi Việt Nam gia nhập CISG, học viên kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao “theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các hoạt động hợp tác quốc tế về tư pháp của ngành Tòa án nhân

dân; làm nhiệm vụ phát ngôn về đối ngoại của ngành Tòa án nhân dân”và Bộ Tư pháp sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện Báo cáo án lệ cho UNCITRAL vì theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thì Bộ Tư pháp có một số nhiệm vụ, quyền hạn về Tư pháp quốc tế chằng hạn như việc Xây dựng trình chiến lược, kế hoạch phát triển về tư pháp quốc tế; Chủ trì hoặc tham gia đề xuất ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về tư pháp quốc tế; Thẩm định, góp ý dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và việc gia nhập các điều ước quốc tế về tư pháp quốc tế; là cơ quan quốc gia trong quan hệ với các thành viên và Cơ quan thường trực của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế; Đề xuất tham gia các diễn đàn, hội nghị, hoạt động quốc tế về tư pháp quốc tế thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ; đề xuất tham gia, thúc đẩy quan hệ với các tổ chức quốc tế về tư pháp quốc tế.

- Kiến nghị các thẩm phán, trọng tài viên và các doanh nghiệp Việt Nam: đối với các thẩm phán, trọng tài viên, khi áp dụng Công ước này, cần

thường xuyên tham khảo các bình luận và tuyển tập các án lệ về Công ước với mục đích đảm bảo việc áp dụng thống nhất Công ước này tại các quốc gia khác nhau, tránh tình trạng tại các quốc gia thuộc các hệ thống pháp luật hay có chế độ kinh tế, chính trị, trình độ phát triển khác nhau, các điều khoản của Công ước lại được hiểu theo những nghĩa khác nhau, không phù hợp với tinh thần và ý nghĩa của Công ước; Các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu để nắm được tinh thần và nội dung của Công ước Viên, đặc biệt là các doanh nghiệp đã, đang và sẽ kinh doanh xuất nhập khẩu vì sẽ còn có nhiều tranh chấp nữa về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế giữa doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác nước ngoài sẽ được giải quyết bằng CISG bởi các tòa án Việt Nam, tòa án nước ngoài và đặc biệt là các trọng tài quốc tế. Như vậy, tuy Việt Nam chưa tham gia CISG nhưng các tranh chấp trong mua bán hàng hoá quốc tế của các DN nước ta rất có thể sẽ được xét xử theo Công ước này. Vì vậy, học viên

muốn nhấn mạnh trước hết đến việc phổ biến Công ước này cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, tạo điều kiện cho các DN tiếp cận và nắm được tinh thần và nội dung của Công ước này, đề nghị Bộ Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI có thể tổ chứccác khóa học, các hội thảo có liên quan và các doanh nghiệp hãy chủ động tiếp cận với các nguồn thông tin rất phong phú, đa dạng trên Internet liên quan đến Công ước.

- Kiến nghị về tuyên truyền, phổ biến CISG đến các doanh nghiệp và các cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết tranh chấp

Việc tuyên truyền, phổ biến CISG là cần thiết để Công ước này thực sự phát huy hiệu quả và đem lại lợi ích thực tế cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Vì vậy, cần thực hiện các hoạt động này một cách tích cực

Cụ thể, những hoạt động tuyên truyền, phố biến về CISG và chuẩn bị chuẩn bị triển khai việc thực thi Công ước tại các cơ quan áp dụng pháp luật sau đây cần được thực hiện:

+ Tổ chức một số hội thảo quốc tế chuyên sâu về CISG: Đã có nhiều Hội thảo được tổ chức nhằm phổ biến các lợi ích và tác động của việc gia nhập Công ước Viên 1980 như Hội thảo “Việt Nam gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)” tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 1/11/2013, nhằm phổ biến các lợi ích và tác động của việc gia nhập Công ước Viên 1980 cho giới luật sư, giảng viên đại học và doanh nghiệp phía Nam, Bộ Công Thương phối hợp với Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) tổ chức Hội thảo cùng chuyên đề tại Hà Nội ngày 19/12/2013. Tuy nhiên phạm vi còn hẹp, vì vậy rất cần có một Hội thảo chuyên sâu và có tính quốc tế, cần mời các chuyên gia quốc tế có trình độ chuyên sâu để nói về vấn đề này.

+ Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn cho các thẩm phán, trọng tài viên, các luật sư, giảng viên giảng dạy về luật thương mại, về thương mại

quốc tế tại các trường đại học luật và kinh tế tại Việt Nam: Như đã phân tích tại mục 3.2.1.1 về khẳng định Việt Nam nên tham gia Công ước Viên 1980 thì Các chuyên gia, thẩm phán, các cố vấn pháp lý, luật sư của doanh nghiệp mới là những người trực tiếp sử dụng Công ước này với tư cách là người tư vấn về pháp lý cho việc soạn thảo, thực hiện cũng như giải quyết các tranh chấp các hợp đồng của các doanh nghiệp, vì vậy cần phải tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn cho họ để họ nắm chắc những vấn đề pháp lý trong CISG

+ Tổ chức các khóa đào tạo, phổ biến kiến thức cho các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, các hiệp hội doanh nghiệp: Đây cũng là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng vì các doanh nghiệp mới là người trực tiếp sử dụng, chịu tác động cũng như hưởng lợi từ Công ước này;

+ Hỗ trợ việc đưa Công ước Viên vào chương trình giảng dạy tại các trường đại học luật và kinh tế có đào tạo về thương mại quốc tế tại Việt Nam;

+ Tổ chức viết và xuất bản các sách giới thiệu về Công ước Viên, bình luận các điều khoản của Công ước, hướng dẫn áp dụng Công ước Viên. …

KẾT LUẬN

Theo VCCI việc tham gia CISG sẽ “lợi cho doanh nghiệp, lợi cho cả nền kinh tế”, theo Trung tâm thương mại trọng tài quốc tế, trong số 500 vụ kiện mà Trung tâm này thụ lý thì đã có tới 80% số vụ có yếu tố nước ngoài. Bất cập ở chỗ doanh nghiệp nước ngoài luôn muốn áp dụng luật nước ngoài trong hợp đồng giao dịch, còn doanh nghiệp Việt Nam dù không muốn vẫn phải chấp thuận các điều khoản của đối tác đưa ra. Độ vênh giữa "luật ta" và "luật tây" có thể giải quyết được khi cả hai bên đều tham gia CISG. Đáng tiếc là dù đã có nhiều đề xuất nhưng đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa tham gia CISG. Năm 2009, một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam là Nhật Bản đã tham gia CISG. Không chỉ Nhật Bản, các đối tác khác như Singapore, Trung Quốc, nhiều nước EU, Mỹ… đều đã tham gia CISG.

Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với sự phát triền của nền kinh tế thế giới đang ngày một phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, liên kết buôn bán hàng hóa với doanh nghiệp các nước khác trên thế giới. Việc mở rộng ngoại thương không chỉ mang đến nguồn lợi nhuận to lớn cho các doanh nghiệp mà còn giúp phát triển nền kinh tế mới nổi của Việt Nam. Với tính chất phức tạp của một giao dịch hàng hóa quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải

Một phần của tài liệu Tài liệu Công ước Viên năm 1980 (CISG) về hợp đồng mua bán hàng hóa (Trang 86 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)