Công tác điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp

Một phần của tài liệu Thử nghiệm mô hình quản lý và điều trị bệnh tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở ở tỉnh bắc giang (Trang 70 - 74)

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ người mắc THA đã được điều trị của các tác giả

Theo kết quả nghiên cứu này Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ NMTHA được dùng đủ thuốc chữa bệnh THA (16,67%) cao hơn tỷ lệ không dùng đủ thuốc (46,41%) cao hơn, tỷ lệ không dùng thuốc (36,92%) và thấp hơn với các tác giả Trần Đỗ Trinh, Nguyễn Ngọc Tước (1992) NMTHA là (81 %) không ĐT, (15%) ĐT thất thường và không đúng cách, chỉ có 4% là ĐT đúng [61] , Phạm Gia Khải (2002), điều tra ở 4 tỉnh miền Bắc (Nghệ An, Hà Nội,Thỏi Bỡnh và Thỏi Nguyờn) trong số 818 người được phát hiện THA, có 94 người là dùng thuốc chiếm (11,49%) [36].

Qua điều tra cộng đồng cho thấy THA không ĐT hoặc ĐT không đầy đủ chiếm 70-75% ở NMTHA trên toàn thế giới (hướng dẫn của WHO/ISH- 1999 về THA). Chương trình điều tra về sức khoẻ và dinh dưỡng từ năm 1976-1980 cho đến chương trình điều tra năm 1988-1991 cho thấy số người ở Mỹ số người THA được ĐT tăng từ 31% lên 55% [78], [79], [80], [83]. Ở Anh người dân bị THA được ĐT (1994) là 26%, (1998) được ĐT là 32% [72], [73], [76]. Ở châu Âu chỉ đạt 8% số NMTHA được ĐT, Mỹ (1999- 2000) được ĐT (59%), Trung Quốc được ĐT là 28,2%, Pháp được ĐT (59%) [71], [79], [80], [74], [75], [83]. Theo Lagrne ngay ở Pháp và Mỹ tỷ lệ ĐT đúng (ĐT liên tục) cũng không quá 20%; ở Đức có tỷ lệ cao nhất vẫn chỉ có 24,9% [52]. Qua điều tra cộng đồng cho thấy THA không ĐT hoặc ĐT không đầy đủ chiếm khoảng 70-75% ở NMTHA trên toàn thế giới (hướng dẫn của WHO/ISH - 1999 về THA) [57], [81].

Sự khác nhau về tỷ lệ NMTHA được ĐT này không có ý nghĩa vì kết quả của các tác giả trong nước cũng như nước ngoài này được nghiên cứu vào các thời điểm và các địa điểm khác nhau.

Công tác triển khai ĐT và QL bệnh THA của tuyến y tế cơ sở tại địa điểm nghiên cứu được tổng hợp bằng biểu đồ dưới đây

- Công tác QL và ĐT bệnh THA được thực hiện bởi NVYTTB còn rất hạn chế như phát hiện NMTHA mới chỉ được 2,82%, chưa tham gia ĐT NMTHA. Trong khi đó NVYTTB có “chức năng chủ yếu là chăm sóc sức

khoẻ cộng đồng của một thôn, bản. Là cầu nối giữa hệ thống y tế công cộng và người dân, thực hiện các công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, hướng dẫn vệ sinh phòng bệnh; hướng dẫn dinh dưỡng hợp lý; sơ cứu và chăm sóc bệnh thông thường; tham gia các chương trình y tế tại thôn bản”[5].

- Công tác QL và ĐT bệnh THA được thực hiện tại TYTX cũng còn rất hạn chế như tỷ lệ phát hiện NMTHA (26,67%), nhưng ĐT cho NMTHA với tỷ lệ còn rất thấp tỷ (2,31%), chưa tham gia QL bệnh THA.

Những NMTHA này không được ĐT và QL tại xó vỡ lý do danh mục thuốc được ban hành theo Quyết định số05/2008/QĐ-BYTcủa Bộ Y tế, danh mục thuốc của TYTX không có đa phần loại thuốc chữa bệnh THA.

Tỉnh Bắc Giang đã thực hiện Thông tư số 11/2005/TTLT-BYT-BNV. Hiện TYTX trực thuộc Phòng Y tế huyện. BVĐK huyện chỉ đạo TYTX về chuyên môn, các hoạt động đú kộm hiệu quả và phối hợp thiếu đồng bộ, không chặt chẽ.

Những tồn tại còn yếu kém trong công tác QL bệnh THA của TYTX là đã không thực hiện hết chức năng nhiệm vụ là“Tổ chức khám sức khỏe, QL sức

khỏe cho các đối tượng trong khu vực mình phụ trách; QL các chỉ số sức khoẻ và tổng hợp báo cáo, cấp thông tin kịp thời, chính xác lên tuyến trên theo quy định thuộc đơn vị mình phụ trách” [3] và NVYTTB có nhiệm vụ là

“Tổ chức sơ cứu ban đầu, khám chữa bệnh thông thường, cho người dân tại

trạm y tế và mở rộng dần việc QL sức khoẻ tại hộ gia đình; Tổ chức QL sức khoẻ cho các đối tượng trong khu vực mình phụ trỏch”[5]. Theo “Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010 [6] khám chữa bệnh tại TYTX và tại

sóc sức khoẻ, tổ chức khám sức khoẻ cho người cao tuổi. Tính đến hết 2009 cả 4 xã trong địa điểm nghiên cứu đã được công nhận là “Chuẩn Quốc gia về

y tế xó” [47]. Nhưng hiện mới phát hiện được 61,03% NMTHA, TYTX phát

hiện được (26,67%) số NMTHA chưa 1lần được đo HA (27,54%).

- Công tác QL và ĐT bệnh THA tại BV huyện trong những năm vừa qua đạt được kết quả cao nhất. Công tác phát hiện NMTHA chiếm (42,31%), công tác ĐT NMTHA đạt (29,92%), đặc biệt là công tác QL NMTHA đạt hiệu quả rất cao (80,56%). Những thành công này là kết quả của BV tuyến huyện được nâng cấp của Đề án Chính phủ [55], [47], trong những năm qua tỉnh Bắc Giang đã chú trọng việc phòng chống bệnh không lây nhiễm, đã triển khai mô hình ĐT ngoại trú và QL bệnh THA tại BV tuyến huyện [50].

Những hạn chế của BV tuyến huyện là số lượng NMTHA nhiều, năm 2008 (>20 000 NMTHA), quy mô của BV huyện như hiện nay là quá tải, nên không thể QL chặt trẽ được, trong thời gian QL người bệnh sinh sống ở cộng đồng thiếu sự giám sát và tư vấn của y tế cơ sở nên kết quả đạt được còn hạn chế với tỷ lệ đạt HAMT còn thấp (55,88%) [50]. Với thực trạng QL bệnh THA trên chúng tôi thấy một số vấn đề cần quan tâm để CT:

- Công tác QL và ĐT bệnh THA được thực hiện chủ yếu là ở BV huyện và BV đa khoa tỉnh.

- Tại TYTX và NVYTTB chưa tham gia vào công tác QL và ĐT bệnh THA và chưa phối hợp với các BV huyện trong công tác QL và ĐT bệnh THA. Việc ban hành danh mục thuốc cho tuyến xã còn thiếu nhiều loại thuốc chữa bệnh THA. Chế độ phụ cấp chi trả cho NVYTTB hiện còn thấp.

- Các cơ sở y tế không chủ động khám hàng loạt để tìm, phát hiện bệnh THA cho người dân tại cộng đồng.

- Số NMTHA có thẻ BHYT cũn ớt (Bẳng 3.1. có 53,83%), theo số liệu điều tra của Phạm Văn Túc (2007) huyện Yên Dũng có (43,40% người dân có thẻ BHYT) [61], nên không có nguồn tài chính chi trả cho việc QL bệnh THA, cho nên ở Biểu đồ 3.6. NMTHA chỉ đến khám mua thuốc về nhà tự uống theo từng đợt là chủ yếu (37,80%), ĐT nội trú tại các BV (32,93%), tham gia QL và ĐT là thấp nhất chỉ chiếm (29,27%).

Một phần của tài liệu Thử nghiệm mô hình quản lý và điều trị bệnh tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở ở tỉnh bắc giang (Trang 70 - 74)