MỘT SỰ LÃNG PHÍ ÐỜI TU

Một phần của tài liệu GiaoAnCNCuSi-2 (Trang 50)

Dù danh tiếng lẫy lừng và hàng ngàn người theo học đạo hộ trì với tuổi đạo bốn mươi năm mươi năm nhưng không nhập được Tứ Thánh An Lạc Trú Ðịnh, dường như đó là sự lãng phí đời tu. Cái công hạnh đưa người tu giải thoát với một chí nguyện vô cùng cao đẹp, nhưng do vì đi lệch la bàn nên người thuyền trưởng và khách lữ hành mãi giữa trùng khơi khắc khoải, dở sống, dở chết.

Quả Vị Tam Minh A La Hán không thể đến bằng con đường dục hoặc và cũng không bao giờ có được cho những hạng người chúng tôi là những kẻ còn sống trong ngã mạn, cống cao, ảnh hưởng sâu nặng Ðại Thừa lệch lạc, đi nghịch chiều với chân lý giải thoát của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ðiều này được minh chứng cụ thể trong bối cảnh Phật Giáo hiện tại ở Việt Nam và Thế giới. Nếu so sánh Khất Sĩ Việt Nam kể từ đức Tổ Sư Minh Ðăng Quang vắng bóng hơn bốn mươi tám năm nay đã thấy có những thay đổi rất lớn lao. Những vị đại đệ tử đức hạnh của Tổ lần lượt ra đi và hành trang trí tuệ còn lưu hẹn lại kiếp sau. Những người đệ tử cháu chắt hôm nay bước đi mỗi ngày càng xa dần bước chân mầu nhiệm của Tổ, bỏ nhị Tổ Thích-Giác-Chánh cô đơn trong ánh sáng huyền diệu của Trí Tuệ giải thoát. Hơn hai mươi năm gặp lại nhau lòng tôi thấy rất vui vì họ vẫn là người Khất Sĩ năm xưa, nhưng có cái gì xót xa ray rứt trong tôi có lẽ vì các đàn anh của mình chưa thực sự thành công những di huấn của Phật, của Tổ về sứ mệnh chấm dứt sinh tử.

Khi con thuyền đi lạc nẽo mà chẳng ngước nhìn ánh sao mai rực sáng giữa bầu trời vì căn bệnh lầm chấp đã trở thành mãn tính, vì danh vọng bốn phương trời mãi hư ảo cợt trêu cám dỗ, vì tự ái, vì chưa ly dục ly ác pháp bằng phương thức tối ưu là Giới Ðịnh Tuệ.

Một phần của tài liệu GiaoAnCNCuSi-2 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)