Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Thẩm định tín dụng dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đền Hùng (Trang 78 - 80)

2.4.4.1 Nguyên nhân chủ quan

- Nguồn nhân lực của chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thẩm định tín dụng dự án đầu tư. Tuy các cán bộ thẩm định đều có trình độ đại học nhưng để thẩm định tốt một dự án đòi hỏi các cán bộ tín dụng ngoài có chuyên môn sâu, phải có kiến thức rộng về các lĩnh vực khác nhau.

- Thông tin phục vụ công tác thẩm định mang tính chắp vá, cập nhật chậm do chủ yếu được lấy từ các nguồn khác nhau và hồ sơ của khách hàng.

- Hiện tại, chi nhánh còn thiếu nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho phân tích, dự báo.

- Khách hàng không trung thực trong việc cung cấp thông tin, gian lận các giấy tờ giả để được vay vốn làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định tín dụng dự án đầu tư

- Quy định về thủ tục, hồ sơ tín dụng dự án đầu tư chưa được công khai và chưa có hướng dẫn cụ thể cho khách hàng;

- Công tác phối hợp giữa các phòng ban trong chi nhánh cũng chưa thực sự tốt. 2.4.4.2 Nguyên nhân khách quan

- Hiện nay hệ thống chính sách pháp luật về hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại đang được sửa đổi và bổ sung, có nhiều thay đổi đòi hỏi cán bộ

thẩm định phải thường xuyên cập nhật thông tin để kịp thời thay đổi theo những điều chỉnh của pháp luật.

- Quy trình thẩm định do Hội sở ban hành chưa cụ thể cho từng loại hình dự án đầu tư ảnh hưởng tới công tác thẩm định và chất lượng thẩm định tín dụng dự án đầu tư.

- Sự phối hợp giữa các Ngân hàng thương mại còn hạn chế. Do đó ảnh hưởng tới chất lượng nguồn thông tin về khách hàng vay vốn.

- Sự xuất hiện của nhiều chi nhánh ngân hàng, làm cho hoạt động ngân hàng trở nên sôi động hơn nênkhách hàng có nhiều sự lựa chọn nơi vay vốn. Đứng trước sức ép cạnh tranh, các chi nhánh ngân hàng muốn tận dụng tối đa, đáp ứng tối đa những khách hàng tới với mình để hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao. Vì vậy mà đôi khi công tác thẩm định bị xem nhẹ.

- Khả năng lập và quản lý dự án của chủ đầu tư còn nhiều hạn chế nên dự án đầu tư được lập thường không bám sát tình hình thực tế, có nhiều yếu tố chưa dự báo được dẫn đến khi đi vào thực tế sẽ có nhiều biến động và rủi ro cáo thể xây ra ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Điều này đã gây khó khăn cho cán bộ thẩm định vì không được tiếp cận với dự án hoàn chỉnh và đã được chuẩn hóa.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP

CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐẾN HÙNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Thẩm định tín dụng dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đền Hùng (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w