Vietinbank – chi nhánh Đền Hùng đến 2025
Để hoạt động tín dụng dự án đầu tư thực sự đem lại hiệu quả cao góp phần vào sự phát triển của Chi nhánh thì công tác thẩm định cần phải được xem trọng hơn nữa. Đây luôn là yếu tố quyết định đảm bảo vốn được sử dụng an toàn và hiệu quả, củng cố uy tín, sức cạnh tranh của Chi nhánh trên thị trường.
Trong thời gian tới, phương hướng hoàn thiện thẩm định tín dụng dự án đầu tư cần:
Cần đánh giá đúng vai trò của thẩm định dự án đầu tư đối với hiệu quả sử dụng vốn. Thẩm định tốt thì sẽ có lựa chọn tốt.
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao khả năng thẩm định cho cán bộ thẩm định nói riêng và các cán bộ chi nhánh nói chung
Thẩm định tín dụng phải được cán bộ tín dụng thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy trình. Do đó cần thường xuyên cải tiến quy trình thẩm định cho phù hợp với từng nhóm ngành dự án và hợp lý với thời gian thẩm định để nâng cao kết quả thẩm định tăng lên cùng với kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đã vay vốn đầu tư.
Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định tín dụng dự án đầu tư nhằm đảm bảo đánh giá khách quan, đồng bộ, toàn diện về dự án.
Xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ và cập nhật về một số ngành lĩnh vực nổi bật trên địa bàn tỉnh. Hệ thống thông tin cần có sự kết hợp giữa nhiều nguồn thông tin khác nhau để Ngân hàng có thể so sánh, lựa chọn.
3.2 Giải pháp hoàn thiện thẩm định tín dụng dự án đầu tư tại Ngânhàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đền Hùng giai đoạn 2020 – 2025 hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đền Hùng giai đoạn 2020 – 2025
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện nguồn thông tin phục vụ thẩm định tín dụngdự án đầu tư dự án đầu tư
Thông tin là cơ sở, là căn cứ để thực hiện thẩm định tín dụng dự án đầu tư. Thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời sẽ giúp cho ngân hàng có được kết quả thẩm
định chính xác, tiết kiệm thời gian, chi phí của cả ngân hàng và khách hàng, giúp hạn chế được rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng và ngược lại. Trong quá trình thẩm định dự án, ngân hàng có thể thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
- Nguồn thông tin từ chủ dự án
Việc khai thác thông tin từ chủ dự án cần được thực hiện linh hoạt. Chi nhánh có thể gửi văn bản yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin cần thiết theo yêu cầu như các báo cáo về tài chính, về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng trong những năm gần đây, thông tin về tính năng kỹ thuật, hợp đồng thi công, xây dựng cơ sở hạ tầng,... của dự án.
Hoặc có thể phỏng vấn trực tiếp khách hàng để kiểm tra năng lực quản lý, điều hành doanh nghiệp và dự án của chủ dự án.
Ngoài ra, Chi nhánh cũng có thể khảo sát thực tế tại dự án của khách hàng để xác minh tình hình tài chính và năng lực thi công của khách hàng, thẩm định lại các thông tin về hoạt động của dự án như: tiến độ thi công, các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, chi phí nguyên vật liệu, sản lượng, mức tiêu thụ sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận... của dự án. Cán bộ thẩm định cũng có thể thâm nhập vào khu vực dự án để tìm hiểu các thông tin về đầu tư, xây dựng, vận hành khai thác dự án một cách rõ ràng, cụ thể. Biện pháp này có thể tốn kém về thời gian và kinh phí nhưng đem lại những nguồn thông tin khách quan, cập nhật và đáng tin cậy phục vụ công tác thẩm định, nhất là thẩm định những dự án lớn và phức tạp.
Chi nhánh nên quy định thu thập thông tin chủ đầu tư là một trong những công việc bắt buộc của qui trình thẩm định, đồng thời quy định rõ một số nội dung chính về tiếp xúc phỏng vấn chủ đầu tư cho nhân viên thực hiện.
- Nguồn thông tin qua các tổ chức trung gian:
Đây là nguồn thông tin có tính khách quan, có tính trung thực cao. Các tổ chức trung gian đó có thể là bạn hàng, khách hàng của chủ dự án, qua cơ quan thuế, cơ quan thống kê, công ty kiểm toán độc lập, tổ chức tư vấn trung gian, cơ quan quản lý cấp trên của khách hàng... Các nguồn thông tin này rất đa dạng giúp cán bộ
thẩm định có thể nhìn dự án ở những khía cạnh khác nhau hay đánh giá khách quan về chủ dự án. Trên cơ sở các thông tin này, Chi nhánh tiến hành chọn lọc, phân tích, đánh giá khách hàng và dự án đặt trong mối quan hệ với môi trường kinh tế, chính trị và xã hội để đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêu phát triển của mình.
Thiết lập mối quan hệ với các cơ quan liên quan trong và ngoài ngành (các ngân hàng thương mại, cơ quan tài chính, cơ quan thuế, kiểm toán, cơ quan quản lý chuyên ngành) để cung cấp và trao đổi thông tin liên quan đến dự án như: chiến lược phát triển kinh tế của ngành, tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật, dự báo về thị trường hoặc chính sách chế độ về quản lý ngành, tình hình tài chính của các doanh nghiệp. Chi nhánh có thể tiến hành mua thông tin từ các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước khi cần thiết.
Thông tin về thị trường sản phẩm, giá bán sản phẩm và sự biến động nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng có thể thu thập thông tin thông qua cuộc điều tra theo mẫu để có số liệu phân tích thẩm định.
-Nguồn thông tin sẵn có của Chi nhánh về khách hàng
Hiện tại, các ngân hàng đều lưu giữ lịch sử các giao dịch của tất cả khách hàng có phát sinh hoạt động tại các Chi nhánh của ngân hàng. Nếu khách hàng đã từng có quan hệ kể cả tiền gửi hay tiền vay với Chi nhánh hoặc với bất kỳ chi nhánh nào thì hệ thống lưu giữ sẽ có thông tin về khách hàng đó. Đây là cơ sở để đánh giá uy tín và tiềm lực của khách hàng trong thời gian qua nhưng không thể dựa hoàn toàn vào nó để thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần điều tra thông qua các tổ chức tín dụng khác đã từng quan hệ tín dụng với khách hàng để biết thêm tình hình hoạt động của khách hàng và uy tín của họ trên thị trường tài chính đặc biệt là trong quan hệ tín dụng.
-Thông tin của CIC
Nguồn thông tin cuối cùng có thể khai thác là thông qua Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước. nguồn thông tin này sẽ cung cấp tương đối đầy đủ thông tin về mức độ tín nhiệm tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác và trên thị trường. Mức độ tin cậy của nguồn thông tin này phụ thuộc
vào tính chính xác của các báo cáo do các NHTM cung cấp. Vì vậy ngoài nguồn thông tin từ CIC, Chi nhánh nên chủ động khai thác thêm từ các bộ phận của Ngân hàng nhà nước như: Vụ tín dụng, Vụ chiến lược khách hàng, Vụ quản lý ngoại hối, đặc biệt là mối quan hệ chặt chẽ với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống và các NHTM khác thông qua hệ thống Ngân hàng điện tử.
3.2.2 Giải pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, các bộphận trong thực hiện quy trình thẩm định tín dụng dự án đầu tư