Giải pháp hoàn thiện nội dung thẩm địnhtín dụng dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Thẩm định tín dụng dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đền Hùng (Trang 85 - 88)

Trong quá trình thẩm định dự án, Chi nhánh cần yêu cầu cán bộ thẩm định thực hiện đầy đủ và chi tiết các nội dung thẩm định.

- Thẩm định sự cần thiết của dự án: Chi nhánh cần thực hiện phân tích đánh giá tính cần thiết phải đầu tư của dự án nhằm kiểm tra tính phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển của vùng miền .

- Thẩm định thị trường của dự án: CBTĐ có thể sử dụng Báo cáo ngành/Dư nợ theo ngành cập nhật ngân hàng hoặc qua thông tin internet. Tập trung phân tích thị trường mục tiêu của dự án. Dự báo về nguồn cung của thị trường và biến động giá trong thời điểm tới trên cơ sở báo cáo nghiên cứu của các đơn vị độc lập như CBRE, Savills,…

Cần tiến hành phân tích các kênh phân phối, tiếp thị sản phẩm của dự án. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển thị phần của dự án. Nhờ đó tạo điều kiện tăng sản lượng tiêu thụ. Nếu dự án thiết lập được kênh phân phối hiệu quả và phương án tiếp thị tốt thì hiệu quả của dự án càng cao hơn và ngược lại.

- Thẩm định kĩ thuật của dự án đòi hỏi các cán bộ thẩm định phải có sự am hiểu về công nghệ, kĩ thuật. Thẩm định kĩ thuật cho phép các cán bộ thẩm định xác định, tinh toán một cách logic, khoa học các yếu tố về quy trình sản xuất, công nghệ áp dụng, nhu cầu thiết bị,...có thể bác bỏ những dự án đầu tư không khả thi về mặt kĩ thuật. Trên cơ sở, khả thi về mặt kĩ thuật thì mới tiến hành phân tích tài chính.

- Thẩm định nhân lực và tổ chức quản lý của dự án

Chi nhánh cần đánh giá, xem xét kinh nghiệm của chủ đầu tư trong lĩnh vực đàu tư và năng lực quản lý của chủ đầu tư. Tiếp đó, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực,… vì các yếu tố này ảnh hưởng lớn tới tiến độ thi công các dự án, khả năng tiêu thụ. Đánh giá về uy tín, kinh nghiệm và năng lực đối với các đơn vị thi công dự án (trên cơ sở hợp đồng đầu vào hoặc kế hoạch dự kiến của Khách hàng). Có kết hợp so sánh với các dự án khác của Khách hàng (trường hợp cùng một nhà thầu thi công). Thực hiện so sánh tiến độ triển khai dự án để xuất tài trợ với các dự án khác của Khách hàng (nếu có) hoặc các dự án khác Chủ đầu tư có thời gian khởi công tương đương nhau.

Đánh giá về trình độ nhân sự phù hợp với yêu cầu công việc hay không, cơ cấu trả lương hợp lí hay không,.. làm căn cứ đánh giá tính hợp lý của chi phí nhân công trực tiếp và gián tiếp của dự án.

-Thẩm định tài chính dự án

Chi nhánh cần quan tâm tới tính chính xác, hợp lý của cơ cấu vốn đầu tư và cần tham khảo thông tin từ những dự án trong lĩnh vực tương tự đã và đang đi vào hoạt động chứ không nên dựa vào hồ sơ chủ dự án trình lên hay căn cứ hoàn toàn vào kết quả phê duyệt của cơ quan nhà nước. Việc xác định tổng vốn đầu tư sát với thực tế là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án. Muốn vậy, các cán bộ thẩm định phải tích cực tìm hiểu thị trường, căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật của các ngành, các đơn giá của nhà nước hay qua viện nghiên cứu mức độ hiện đại của công nghệ, tình hình giá cả ở thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, cần tích cực tìm hiểu, lưu trữ các thông tin của các dự án điển hình trong cả nước làm cơ sở cho việc kiểm tra, thẩm định tổng mức vốn đầu

tư, trong một số trường hợp có thể thuê cơ quan tư vấn nếu cần thiết. Kểt hợp với BCTC để đánh giá: Khả năng huy động vốn tự có của Khách hàng có thể thể hiện qua nhiều hình thức như : Tiền mặt, tiền gửi của khách hàng tại các TCTD. Khả năng thanh khoản (bán) các tài sản hiện có của Khách hàng để tham gia vào dự án đầu tư (thông thường thể thiện qua giá trị vốn lưu động ròng...). Tài sản riêng của Chủ đầu tư (Hợp đồng tiền gửi, Bất động sản...)....

Trong quá trình thẩm định cần phân định nguồn vốn ngân hàng sẽ tham gia đầu tư cho những hạng mục nào (máy móc, thiết bị, cân nhắc với phần nhà xưởng…/quy định giải ngân theo tỷ lệ nguồn vốn đầu tư vào dự án (trường hợp khách hàng có uy tín, nguồn vốn tự có đã đảm bảo chắc chắn)/yếu cầu chủ đầu tư bỏ vốn tự có trước, phần còn lại sẽ giải ngân theo tỷ lệ với nguồn vốn vay

Cán bộ thẩm định cần phải liên kết các thông tin thực tế về tình hình thực hiện, bán hàng của các dự án Khách hàng đang triển khai với các số liệu của Báo cáo tài chính do Khách hàng cung cấp, qua đó đánh giá tính hợp lý và khả năng cân đối nguồn vốn của Khách hàng đối với từng dự án và tổng thể tình hình tài chính. Để đảm bảo độ tin cậy cho các chỉ tiêu tính toán, điều quan trọng là phải xác định được thời điểm phát sinh các dòng tiền và quy mô của nó. Dòng tiền của dự án không nhất thiết phải là chi phí, có những khoản mục kế toán đưa vào chi phí nhưng trong thẩm định dự án nó không được coi là dòng tiền vì không liên quan đến hoạt động thu chi tiền thực sự (chẳng hạn như khoản mục khấu hao). Dòng tiền cũng độc lập một cách tương đối với doanh thu từ dự án, doanh thu có thể tăng, giảm nhưng dòng tiền mặt vẫn không thay đổi (trường hợp biến động các khoản phải thu, hàng gửi bán).

Khi xác định chi phí sử dụng vốn tự có nên tiếp cận theo hướng chi phí sử dụng vốn tự có là lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư để xác định phần bù rủi ro thích hợp với rủi ro đặc thù của từng dự án.

Nên lưu ý đến các yếu tố bất ổn như lạm phát, lãi suất để đưa các yếu tố này vào phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả và rủi ro nhằm đưa kết quả thẩm định sát với thực tế hơn.

Ngoài việc thẩm định yếu tố rủi ro liên quan tới sản lượng và giá bán, Chi nhánh cần thực hiện nghiên cứu các yếu tố rủi ro khác như rủi ro về trượt giá nguyên vật liệu đầu vào, rủi ro về tham gia vốn tự có của khách hàng, rủi ro về quy hoạch của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Thẩm định tín dụng dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đền Hùng (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w