Nâng cao trình độ chocán bộ thực hiện thẩm định dự án

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Thẩm định tín dụng dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đền Hùng (Trang 88 - 96)

Yếu tố con người có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng thẩm định dự án vì cán bộ thẩm định là những người trực tiếp thực hiện công việc thu thập thông tin, phân tích, đánh giá và đề xuất phương án thực hiện các khoản vay. Kết quả thẩm định sẽ có độ tin cậy cao nếu được thực hiện một cách khách quan, khoa học và công tâm. Điều đó phụ thuộc chủ yếu vào năng lực và đạo đức của cán bộ thẩm định.

Thường xuyên nâng cao hiểu biết của cán bộ tín dụng về thị trường và kiến thức pháp luật (Bộ luật dân sự, Luật đất đai, Luật phá sản, Luật Ngân hàng…) nhằm giúp xử lý công việc thuận lợi, chặt chẽ, không để Khách hàng lợi dụng. Chi nhánh cần tổ chức các khóa đào tạo/chương trình đào tạo thường xuyên cũng như khuyến khích cán bộ thẩm định cho vay tự học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, tin học… Với việc thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh nói chung, của từng lĩnh vực kinh tế xã hội nói riêng và sự hoàn thiện các quy định về pháp luật, việc liên tục cập nhật kiến thức là việc rất cần thiết nhằm giúp cho cán bộ thẩm định đưa ra những nhận xét chính xác và nhanh nhất.

Chi nhánh nên tổ chức các cuộc hội thảo về các lĩnh vực kinh doanh ngân hàng đang hướng tới, để cán bộ tín dụng có thể lắng nghe, tìm hiểu, trao đổi thông tin với các chuyên gia đầu ngành, nhờ đó có được các công cụ quý báu nhằm tăng cường khả năng đánh giá, thẩm định sâu sát với các khoản cấp tín dụng hơn.

Bên cạnh đó, cần khuyến khích cán bộ thẩm định tự trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc thông qua việc tổ chức sắp xếp, bồi dưỡng các cán bộ có năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao và ý thức vươn lên trong công việc vào những vị trí quan trọng chủ chốt.

Công tác thẩm định có nhu cầu cập nhật thông tin rất lớn nên không giống các bộ phận khác thường chỉ làm việc tại văn phòng, cán bộ tín dụng thường phải đi lại nhiều để gặp gỡ khách hàng, đi tìm hiểu thông tin… Vì vậy, Chi nhánh nên xem xét trang cấp những phương tiện làm việc cần thiết tạo thuận lợi cho công việc của cán bộ thẩm định như phương tiện đi lại, điện thoại di động, máy tính xách tay…

3.3 Kiến nghị và Đề xuất

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước và các Bộ ban ngành liên quan

Chính phủ cần hoàn thiện và thống nhất các văn bản pháp luật, dưới luật để tạo ra môi trường kinh tế, môi trường pháp lý ổn định là căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển cũng như việc tiến hành thẩm định tín dụng dự án đầu tư của ngân hàng. Đồng thời Chính phủ cần tạo ra sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau để ngân hàng dễ dàng và công bằng trong việc lựa chọn dự án đầu tư. Hơn nữa, khi môi trường kinh tế đồng nhất, hành lang pháp lý lành mạnh và ổn định giúp cho ngân hàng có cơ sở pháp lý vững chắc để thẩm định và cán bộ thẩm định sẽ không gặp khó khăn vì mâu thuẫn chồng chéo giữa qui định của các văn bản hướng dẫn.

Chính phủ cần chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán, kiểm toán và quản lý tài chính để đảm bảo cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp là tương đối chính xác. Ngoài ra, Chính phủ cần có qui định cụ thể về việc thực hiện hạch toán kế toán thường xuyên, thống nhất để phản ánh kịp thời và chính xác nhất tình hình tài chính của khách hàng, đồng thời đưa ra những yêu cầu cụ thể về thực hiện kiểm toán độc lập đối với Báo cáo tài chính doanh nghiệp. Chính những qui định trên sẽ tạo cơ sở tin cậy cho thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng là chính xác và thống nhất, là nền tảng để nâng cao tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.

Chính phủ và các bộ, ngành cần xây dựng chi tiết kế hoạch đầu tư và định hướng phát triển kinh tế, tránh tình trạng đầu tư chồng chéo gây lãng phí vốn ngân hàng và đầu tư không hiệu quả. Các bộ, ngành cần qui định cụ thể về các định mức kĩ thuật của ngành để tạo cơ sở thuận lợi cho ngân hàng so sánh, đối chiếu các chỉ

tiêu hiệu quả của dự án của từng ngành nghề. Bên cạnh đó, ngân hàng và các cơ quan chức năng (cơ quan thống kê, thuế, kế toán...) cần có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ để trao đổi thông tin và kiểm soát chặt chẽ dự án đầu tư.

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

NHNN cần hoàn thiện và cụ thể hoá các nội dung của Luật ngân hàng và các văn bản dưới luật và các hướng dẫn chi tiết cho phù hợp thực tế hiện nay của đất nước đồng thời hoà nhập với thông lệ quốc tế.

NHNN sớm ban hành quy định hướng dẫn cụ thể về quy trình thẩm định, thủ tục cho vay vốn của các NHTM với cùng một dự án. Trong đó nêu rõ bộ phận thẩm định dự án gồm đại diện của tất cả các Ngân hàng tham gia hợp vốn hay chỉ Ngân hàng cho vay (Ngân hàng tham gia vốn nhiều nhất chịu trách nhiệm thẩm định, giải ngân, thu nợ…)

NHNN cần hỗ trợ công tác đào tạo về nghiệp vụ thẩm định dự án cho các NHTM như mở các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ của ngành đặc biệt chú trọng hướng dẫn kỹ năng bằng các phần mềm.

NHNN cần tăng cường vai trò của mình trong hoạt động cung cấp thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). NHNN cần hoàn thiện cơ chế nghiệp vụ thông tin tín dụng, chuẩn hoá nội dung thông tin và ứng dụng triệt để công nghệ tin học, có chế tài bắt buộc để thúc đẩy các ngân hàng thương mại quan tâm đầy đủ về nội dung và thời gian cung cấp thông tin, chú trọng nâng cao chất lượng phân tích thông tin tổng hợp được và phản hồi cho các NHTM, cập nhật thông tin nhanh chóng những vấn đề cần chú ý và nếu có thể cảnh báo những rủi ro có thể xảy ra đối với các doanh nghiệp sẽ là khách hàng của họ.

3.3.3 Kiến nghị với Hội sở

Xây dựng kho dữ liệu về khách hàng nhằm lưu giữ thông tin và lịch sử giao dịch của các khách hàng trong hệ thống ngân hàng của mình phục vụ công tác thu thập thông tin về khách hàng có độ tin cậy cao.

Ngoài ra ngân hàng cần cố gắng đưa ra một số chỉ tiêu tài chính cơ sở cho toàn hệ thống để cán bộ thẩm định so sánh đánh giá. Đây là những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng thẩm định dự án.

Ngân hàng cần xây dựng các số liệu tổng hợp từ các dự án đã thực hiện để những nhân viên trẻ, mới vào có cơ sở để so sánh, đánh giá cũng như là để tham khảo, học hỏi.

Ngân hàng cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên trách việc thu thập, phân loại thông tin về từng lĩnh vực cụ thể như: từng loại dự án; về các văn bản, quyết định của tổng giám đốc; về văn bản quy của Nhà nước; về môi trường kinh tế xã hội … Mỗi mảng thông tin thu thập được cần phải được phân loại một cách khoa học để tiện cho việc tìm kiếm và sử dụng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định.

Ngân hàng cần ban hành quy trình thẩm định tín dụng cho từng loại dự án đầu tư với các nội dung thẩm định chi tiết và cụ thể nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng dự án đầu tư trong hệ thống ngân hàng.

Hệ thống trang thiết bị thông tin cần được tiếp tục hoàn thiện trong toàn hệ thống để tránh tình trạng chênh lệch giữa các chi nhánh lớn với các chi nhánh nhỏ, tạo điều kiện cung cấp thông tin toàn diện, cập nhật thường xuyên, nhiều chiều. Những chương trình phần mềm phục vụ đắc lực cho nghiệp vụ thẩm định đặc biệt là việc phân tích tài chính cần được nghiên cứu xây dựng một cách khoa học hoặc đặt mua nếu thực sự cần thiết và cần được cung cấp, cập nhật thường xuyên cho toàn hệ thống.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế càng ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, mở ra những cơ hội kinh doanh, đầu tư mới. các doanh nghiệp có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh với những dự án đầu tư mở rộng nhà xưởng, dây chuyền sản xuất hiện đại nhầm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ của ngân hàng về vốn. Việc xem xét cấp tín dụng cho doanh nghiệp hay không là cả một quá trình, yêu cầu mỗi một ngân hầng phải có sự tính toán cẩn thận nhằm bảo toàn vốn. Quá trình đó là thẩm định tín dụng nói chung, thẩm định tín dụng dự án đầu tư nói riêng.

Thẩm định tín dụng dự án là một công việc có nội dung và quy trình rất phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Chất lượng thẩm định hiệu quả tài chính của dự án không những phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của người cán bộ thâm định mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: quy trình, nội dung thẩm định, trang thiết bị công nghệ, thông tin, cách thức tổ chức quản lý, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế,... Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng dự án đầu tư không thể chỉ dựa vào sự nỗ lực của Ngân hàng mà còn cần có sự hợp tác chặt chẽ của các Bộ ngành liên quan. Để có thế đề ra được những giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng dự án đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu sâu sắc và toàn diện.

Qua thời gian nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam– Chi nhánh Đền Hùng tìm hiểu và thấy được những hạn chế còn tồn tại trong thẩm định tín dụng dự án đầu tư, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện thẩm định tín dụng dự án đầu tư tại Chi nhánh.

Tuy nhiên, đây là đề tài có phạm vi rộng, phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, đòi hòi không chỉ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ mà còn cần sự hiểu biết rộng, kinh nghiệm thực tiễn. Do đó, luận văn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu thêm để hoàn thiện đề tài này.

xuất bản Thống kê.

2. Đỗ Trần Phú Tình (2009), Lập và thẩm định dự án đầu tư, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

3. Hồ Diệu, (2012), Giáo trình Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê. 4. Hồ Lê Thương (2013), “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế”, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Huế.

5. Ngô Đức Tiến (2015), Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, luận văn thạc sỹ, Học viện Tài chính.

6. Nguyễn Bạch Nguyệt (2008), Giáo trình Lập và thẩm định dự án đầu tư, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

7. Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2007), Giáo trình về Kinh tế đầu tư, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

8. Nguyễn Hồng Minh (2011), Tình huống trong đầu tư, tài liệu cho các khóa học chuyên ngành KTĐT, cao học và nghiên cứu sinh, Đại học Kinh tế quốc dân.

9. Nguyễn Thị Mùi (2012), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2018), Giáo trình Quản lý học, Đại Học Kinh tế quốc dân , Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân

11. Nguyễn Thị Phương Thảo (2013), “Thẩm định tài chính trong cho vay dự án đầu tư của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Hà Nội”, luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Thương Mại.

12. Nguyễn Văn Tiến, (2015), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Tiến, (2015), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

trị và nghiệp vụ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI (2005), Luật số 59/2005/QH11 – Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII (2010), Luật số 46/2010/QH12 – Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII (2010), Luật số 47/2010/QH12 – Luật các tổ chức tín dụng.

19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII (2014), Luật đầu tư

20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV (2020), Luật số 61/2020/QH14 – Luật đầu tư

21. Từ Quang Phương (2008), Giáo trình Kinh tế đầu tư, ĐH Kinh tế quốc dân , Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân

22. Từ Quang Phương (2014), Giáo trình Quản lý dự án, ĐH Kinh tế quốc dân , Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân

23. Vũ Công Tuấn (2012), Thiết lập và thẩm địnhdự án đầu tư (Lý Thuyết Và Bài tập), Nxb Thống kê, Hà Nội

Kính thưa Ông (Bà)!

Tôi là Ngô Minh Hoàng. – tôi đang thực hiện nghiên cứu về thẩm định tín dụng dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công Thương – CN Đền Hùng. Để có thêm tư liệu cũng như căn cứ đánh giá thực tiễn cho đề tài, tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này, rất mong Ông (Bà) dành ra ít phút để trả lời các câu hỏi phỏng vấn sau.

Xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi 1:Xin Ông (Bà) cho biết quy trình thẩm định tín dụng dự án đầu tư của Chi nhánh có đảm bảo tính khoa học hay không?

Trả lời:

Bà Nguyễn Hồng Nhung - Chuyên viên thẩm định phụ trách tín dụng đầu tư có ý kiến: “Quy trình thẩm định tín dụng dự án đã chỉ rõ các bước thực hiện, được sắp xếp, bố trí khoa học, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định tín dụng trong cho vay dự án đầu tư”.

Câu hỏi 2:Trong quá trình thẩm định tín dụng dự án đầu tư Ông (Bà) đã sử dụng những phương pháp thẩm định tín dụng nào? Ông (Bà) có đánh giá như thế nào?

Trả lời:

Ông Hoàng Quang Huy – Chuyên viên thẩm định phụ trách tín dụng đầu tư đưa ra ý kiến: “Tùy vào từng dự án cụ thể để sử dụng phương pháp thẩm định cho phù hợp có thể là phương pháp thẩm định theo trình tự, phân tích độ nhạy, phương pháp so sánh đối chiếu... Các phương pháp này dễ thực hiện nên hạn chế được sai sót xảy ra và phù hợp với điều kiện thực tế tại chi nhánh”.

Câu hỏi 3:Xin Ông cho biết nội dung thẩm định tín dụng dự án đầu tư của Chi nhánh đã đầy đủ và hợp lý chưa?

Trả lời: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bà Nguyễn Thị Minh Phương – Chuyên viên thẩm định phụ trách tín dụng đầu tư đưa ra ý kiến: “Các nội dung thẩm định tín dụng dự án đầu tư tại chi nhánh

bộ thẩm định như hiện nay thì khó có thể thực hiện đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của chi nhánh”.

Câu hỏi 4:Xin Ông (Bà) cho biết Chi nhánh có quy định và hướng dẫn cụ thể cho từng nội dung thẩm định tín dụng dự án đầu tư hay không? Ông (Bà) có nhận định như thế nào?

Trả lời:

Bà Nguyễn Hồng Nhung – Chuyên viên thẩm định phụ trách tín dụng đầu tư đưa ra ý kiến: “VietinBank - chi nhánh Đền Hùng đã có văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể đối với từng nội dung thẩm định tín dụng dự án đầu tư gửi cho các cán bộ thẩm định tín dụng nghiên cứu, thực hiện. Nhờ đó, công tác thẩm định được thực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Thẩm định tín dụng dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đền Hùng (Trang 88 - 96)