Hoàn thiện tổ thức thực hiện kế hoạch cho vaykhách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp có tài sản bảo đảm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Trung tâm kinh doanh (Trang 97 - 98)

Thứ nhất, các giải pháp tăng cường truyền thông sản phẩm, phát triển khách hàng:

Bên cạnh việc quản trị rủi ro, thì việc khai thác tiềm năng doanh nghiệp xây lắp là một nội dung hết sức quan trọng. Hiện tại, hầu hết các khách hàng tự tìm đến ngân hàng hoặc từ các mối quan hệ của lãnh đạo, cán bộ quản lý khách hàng chưa thực sự chủ động tìm kiếm khách hàng. Do đó, để khai thác tiềm năng về KHDN có TSBĐ, Trung tâm cần thực hiện các biện pháp nhằm chủ động tìm kiếm và tiếp cận khách hàng. Cần xác định rõ thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu khách hàng mục tiêu dựa trên tình hình thực tiễn của nền kinh tế trong mỗi thời kì và quy định của BacABank – Trung tâm kinh doanh; xây dựng và triển khai đồng bộ chương trình, kế hoạch bán sản phẩm và các giải pháp tiếp thị, marketing. Hiện nay, với sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin, chi nhánh cần tận dụng để marketing các sản phẩm, chương trình của mình với chi phí thấp

Xây dựng lại Website nhằm thu hút khách hàng. Cần chú trọng đến Website của ngân hàng đẻ biến nó trở thành một kênh Marketing hiệu quả. Cần bố trí cán bộ quản lý hệ thống quảng bá qua mạng xã hội này, kịp thời tư vấn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng khi có nhu cầu. Cán bộ này phải được tuyển chọn và đào tạo nghề nghiệp có đủ kĩ năng trong lĩnh vực marketing. Ngoài ra, chi nhánh nên tham gia vào một số chương trình do chính quyền địa phương tổ chức nhằm tiếp xúc gần gũi hơn với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng; phổ biến và hướng dẫn cho khách hàng về quy định, quy trình tín dụng, dịch vụ ngân hàng, đảm bảo phục vụ khách hàng một cách hiệu quả, tính chuyên nghiệp cao.

xử lý hồ sơ, tăng cường hiệu quả cho vay. Thực hiện tốt quy trình thực hiện cho vay KHDN có TSBĐ. Theo đó, CVKH phải theo sát quy trình, nhất là khâu thẩm định. Các CVKH cũng cần linh hoạt trong việc áp dụng quy trình này vào từng trường hợp cụ thể, vừa đảm bảo tuân thủ chặt chẽ quy trình nhằm tránh rủi ro, nhưng cũng cần linh hoạt để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và gia tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng. Ngoài ra, theo mô hình hiện tại, cán bộ tín dụng là người thẩm định giá trị tài sản đảm bảo, thẩm định tính khả thi của dự án. Hiện tại, hầu hết các tài sản đảm bảo được định giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực nhằm giảm rủi ro cho ngân hàng, nên hạn mức cho vay vì thế thường thấp hơn mức cho phép. Do đó, để công tác này đúng và khách quan hơn, ngân hàng có thể thuê hoặc liên kết với bên ngoài ở một số khâu như:

Liên kết với công ty thẩm định giá độc lập giúp việc định giá tài sản được khách quan hơn, và giảm bớt trách nhiệm của CVKH trong khâu này. Việc định giá quá cao sẽ gây rủi ro cho ngân hàng, ngược lại, việc định giá quá thấp khách hàng không vay đủ vốn cần thiết, trong khi ngân hàng không khai thác được tối đa hạn mức cho vay trên một khách hàng.

Liên kết với các bộ phận nghiên cứu thị trường giúp cho việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng kịp thời và chính xác hơn. Ngân hàng có thể thu thập số liệu từ các cuộc khảo sát của tổ chức khác để phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường mục tiêu và khách hàng của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp có tài sản bảo đảm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Trung tâm kinh doanh (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w