Kiến nghị vớiNgân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp có tài sản bảo đảm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Trung tâm kinh doanh (Trang 104 - 110)

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chủ quản, trực tiếp hướng dẫn hoạt động cũng như kiểm soát đối với các NHTM. Vì vậy, quyết định của Ngân hàng Nhà nước sẽ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các đối tượng tham gia thị trường tài chính. Để cho hoạt động tín dụng của các NHTM được an toàn và hiệu quả, xin được đưa ra một số kiến nghị như sau:

cho các tổ chức tín dụng về cho vay DN

Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào chiến lược phát triển đất nước trong từng thời kỳ và xu hướng phát triển của lĩnh vực tài chính tiền tệ trên thế giới để đưa ra định hướng phát triển cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, ban hành các văn bản, quy định về hoạt động tín dụng để từ đó có thể quản lý hoạt động của các ngân hàng đảm bảo phát triển an toàn và bền vững.

Hiện nay, các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay đối với khách hàng đặc biệt là các DN của tổ chức tín dụng là chưa thật sự hợp lý, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thành phần kinh tế này. Ngân hàng Nhà nước cần có những bổ sung sửa đổi nhằm quy định rõ ràng hơn và đơn giản hoá các điều kiện cho vay đối với các DN, quy định cụ thể về các ưu đãi về mặt thủ tục, lãi suất, thời hạn cho vay đối với các doanh nghiệp này tại các ngân hàng thương mại.

Hơn nữa, mặc dù đã có quy định ngân hàng được lựa chọn khách hàng cho vay không có tài sản đảm bảo, nhưng chưa có một chuẩn mực nào đánh giá khả năng tài chính hoặc mức độ tín nhiệm của khách hàng. Vì thế, hầu hết các khoản vay của các DN phải có tài sản đảm bảo, trong khi giá trị tài sản của doanh nghiệp thường bị đánh giá thấp, các bất động sản thì không đủ giấy tờ hợp lệ. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần phải có quy định cụ thể, rõ ràng hơn để tạo điều kiện cho DN được vay vốn ngân hàng, đồng thời các ngân hàng cũng dễ dàng hơn trong việc cấp tín dụng cho loại hình doanh nghiệp này.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại nhiều tổ chức tín dụng, các tổ chức tín dụng cạnh tranh trong việc lôi kéo khách hàng dễ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng. cho vay vượt quá khả năng của khách hàng dễ dẫn đến ảnh hưởng an toàn hệ thống ngân hàng vì vậy NHNN cần thường xuyên kiểm tra và có chế tài đủ mạnh nghiêm minh để xử lý các vi phạm trong hoạt động cho vay và quy định tổng giới hạn tín dụng của một khách hàng tại các tổ chức tín dụng không quá 10 lần vốn chủ sở hữu ( theo ý kiến của tác giả).

bên thế chấp không hợp tác, chây ỳ dẫn đến phải khởi kiện ra toà mất rất nhiều thời gian và chi phí vì vậy NHNN, các cơ quan có thẩm quyền cần có quy định rõ ràng về việc xử lý tài sản bảo đảm để giúp các ngân hàng rút ngắn thời gian xử lý nợ xấu.

- Nâng cao chất lượng và vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng

Trung tâm thông tin tín dụng được thành lập theo Nghị định số 88/NĐ-CP và Quyết định số 1703/2004/QĐ-NHNN ngày 28/12/2004 thuộc Ngân hàng Nhà nước, có chi nhánh tại các Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố, thực hiện thu thập thông tin về các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, từ khi ra đời đến nay, vai trò và chất lượng hoạt động của trung tâm này vẫn còn nhiều bất cập. Thông tin mà Trung tâm này cung cấp chưa thật sự đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu của các ngân hàng cả về số lượng và chất lượng. Hơn nữa, Trung tâm này cũng còn nhiều vướng mắc về cơ sở pháp lý và sự phối hợp giữa các thành phần tham gia. Do vậy, để nâng cao vai trò cũng như chất lượng hoạt động của trung tâm, xin đưa ra một số giải pháp sau:

- Từng bước hoàn thiện môi trường tổ chức hoạt động, cải tiến cơ chế làm việc. Một mặt cần sắp xếp Trung tâm này trở thành một trung tâm độc lập, chuyên cung cấp những thông tin liên quan đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Mặt khác Trung tâm cần phối hợp với các Cơ quan, Bộ ngành của Chính phủ để thu thập đa dạng, phong phú hơn các thông tin về các ngành, lĩnh vực khác nhau.

- Xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động của Trung tâm, các văn bản hướng dẫn tổ chức và hoạt động nghiệp vụ, quy định cụ thể các nội dung như nguồn cung cấp thông tin, các chỉ tiêu thu thập, người sử dụng thông tin.

KẾTLUẬN

Từ trước đến nay, các NHTM vẫn coi DN như là một thách thức vì thiếu hụt thông tin, không có tài sản thế chấp và chi phí dịch vụ cao hơn do cần phải thực hiện các giao dịch có qui mô nhỏ hơn. Tuy nhiên, vì thị phần giao dịch ngân hàng doanh nghiệp tiếp tục co hẹp và thị phần DN lại đầy tiềm năng nên các ngân hàng bắt đầu tiếp cận và khai thác thị phần này.

Ngân hàng TMCP Bắc Á - Trung tâm Kinh doanh đã và đang hợp tác với DN và đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và của nền kinh tế xã hội. Số lượng DN cùng với dư nợ tín dụng của DN tại Chi nhánh ngày càng tăng, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng thu nhập cho Chi nhánh. Trong những năm qua, nhờ đa dạng hoá các loại hình cho vay, sử dụng công cụ lãi suất một cách linh hoạt, hợp lý, cởi mở hơn khi tiếp cận với DN, nên hoạt động cho vay DN tại chi nhánh đã có nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, hoạt động cho vay đối với DN tại Chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập và vẫn là thách thức lớn cho chi nhánh khi khai thác thị trường này với tiềm ẩn rủi ro cao.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, luận văn đã hệ thống hoá những lý luận cơ bản về hoạt động cho vay, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý hoạt động cho vay các DN … Qua đó đã phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý hoạt động cho vay các DN tại Ngân hàng TMCP Bắc Á - Trung tâm kinh doanh trong thời gian qua và đã đi sâu vào việc tìm ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động cho vay đối với các DN tại Trung tâm. Cũng từ lý luận và thực tiễn nghiên cứu, luận văn cũng đã nêu lên được một số kiến nghị với các cơ quan hữu quan và với cơ quan chủ quản trong việc thúc đẩy sự phát triển của các DN.

Trong quá trình nghiên cứu về lý luận, thực tiễn cũng như thu thập tài liệu, phân tích hoạt động thực tiễn và tham khảo ý kiến của các thầy cô và đồng nghiệp song vẫn còn nhiều vấn đề thiếu xót, hạn chế cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung rất mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô, đặc biệt là Giảng viên hướng dẫn

TS. Đào Thanh Tùng, cán bộ trong và ngoài ngành để nâng cao tính khả thi của

1. BacABank - Trung tâm kinh doanh (2017), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm kinh doanh năm 2017.

2. BacABank - Trung tâm kinh doanh (2018), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm kinh doanh năm 2018.

3. BacABank - Trung tâm kinh doanh (2019), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm kinh doanh năm 2019.

4. Chính phủ (2015), Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội.

5. Đoàn Trọng Huấn (2017), Quản lý cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam – Trung tâm Nghệ An, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

6. Ngân hàng TMCP Bắc Á (2017), Báo cáo tài chính thường niên năm 2017. 7. Ngân hàng TMCP Bắc Á (2018), Báo cáo tài chính thường niên năm 2018. 8. Ngân hàng TMCP Bắc Á (2019), Báo cáo tài chính thường niên năm 2019. 9. Nguyễn Duy Dũng (2017), Quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và

nhỏ tại Viettinbank – Trung tâm Bắc Kạn, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

10. Nguyễn Hồ Thanh Vĩnh (2016), Hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Trung tâm Lê Duẩn - Đà nẵng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng.

11. Nguyễn Khắc Kiên (2017), Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại.

12. Nguyễn Minh Dũng (2016), Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – CN Mê Linh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2012), Giáo trình Quản lý học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

15. NHNN (2001), Thông tư 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 về quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.

16. NHNN (2014), Thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20/05/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN, Hà Nội.

17. NHNN (2017), Thông tư 21/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017 về quy định về phương thức giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, Hà Nội.

18. Quốc hội (2010), Luật Các TCTD 47/2010/QH12, Hà Nội.

19. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015, Hà Nội. 20. Quốc hội (2020), Luật Doanh nghiệp 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020,

Hà Nội.

21. Triệu Trung Dũng (2017), Quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – Trung tâm Lào Cai, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

CỦA BACABANK – TRUNG TÂM KINH DOANH

Kính chào ông/bà !

Để có căn cứ đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp có TSBĐ tại BacABank – Trung tâm kinh doanh, kính mong Ông/bà cung cấp thông tin bằng cách tích vào các ô dưới đây với quy ước:

1. Rất không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Bình thường 4. Đồng ý 5. Rất đồng ý Tiêu chí đánh giá: TT Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5 1 Hồ sơ, thủ tục nhanh gọn

2 Thời gian xử lý nhanh gọn

3 Lãi suất hợp lý

4 Tư vấn, hỗ trợ đầu đủ

5 Phục vụ tận tình chu đáo

6 Các dịch vụ hỗ trợ tốt

7 Sản phẩm cho vay phù hợp

8 Sẽ tiếp tục vay vốn tại

BacABank - TTKD Cám ơn sự hợp tác của Ông/bà !

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp có tài sản bảo đảm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Trung tâm kinh doanh (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w