Âm thở và âm nói, bình thường và thay đổ

Một phần của tài liệu CHƯƠNG: PHỔI VÀ LỒNG NGỰC (Trang 35 - 36)

Bảng 8-6

Nguồn gốc của âm thở vẫn đang được tiếp tục tìm hiểu.47 Những nghiên cứu về âm thanh học chỉ ra rằng những dòng khí xoáy trong hầu họng, thanh môn và vùng hạ thanh môn sinh ra âm thở, khí quản, tương tự âm thở phế quản. Âm thở phế nang thì hít vào như tăng lên ở những đường dẫn khí thuỳ và phân thùy; và âm phế nang ở thì thở ra nghe rõ ở đường dẫn khí trung tâm lớn hơn. Thông thường, tiếng khí quản và tiếng phế quản có thể nghe được ở khí quản và phế quản chính, và tiếng phế nang nghe được khắp phổi. Khi mô phổi giảm dòng khí, sẽ làm tăng sự truyền của những âm thanh có âm sắc cao. Nếu cây khí phế quản mở, tiếng phế quản sẽ thay thế tiếng phế nang ở những vùng không có khí của phổi. Hiện tượng này xảy ra trong trường hợp viêm phổi thùy, khi phế nang được lấp đầy bởi dịch và mảnh vụn của tế bào.1 Quá trình được gọi là đông đặc phổi (consolidation). Những nguyên nhân khác là phù phổi, hay hiếm hơn, là xuất huyết phổi. Tiếng phế quản thường liên quan đến sự tăng rung thanh và dẫn truyền âm nói. Những dấu hiệu được tóm tắt bên dưới.

Đông đặc phổi (Viêm phổi thùy) Thông khí phổi bình thường

Âm thở Dẫn truyền âm nói Rung thanh

Âm phế nang hết phế trường Từ nói ra nghe nghẹt và không rõ Nói “e” nghe “e”

Nói thì thầm nghe yếu và không rõ Bình thường

CHÚ Ý: Ở bệnh nhân có chướng khí ở phổi như trong COPD, âm thở nghe sẽ giảm hoặc mất và âm nói dẫn truyền và rung thanh cũng giảm.

Âm phế quản hay âm phế quản-phế nang ở vùng tổn thương

Nói “e” nghe như ”a” (tiếng dê kêu)

Từ nói nghe lớn hơn (âm vang phế quản)

Tiếng nói thầm nghe rõ to hơn (tiếng ngực thầm)

Tăng

CHÚ Ý: Trong trường hợp phổi đục do tràn dịch màng phổi, âm thở giảm hoặc mất (âm phế quản có thể nghe ở phía trên vùng tràn dịch). Âm nói dẫn truyền cũng giảm hoặc mất (nhưng tăng lên phía trên chỗ tràn dịch), rung thanh giảm.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG: PHỔI VÀ LỒNG NGỰC (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)