Âm bổ sung (Âm phụ): Nguyên nhân và tính chất

Một phần của tài liệu CHƯƠNG: PHỔI VÀ LỒNG NGỰC (Trang 36 - 37)

Nguyên nhân và tính chất

Bảng 8-7

Âm thanh Nguyên nhân và tính chất

Ran

Khò khè và ran ngáy

Tiếng rít

Tiếng lạo xạo trung thất - Mediastinal Crunch

(Hamman Sign)

Tiếng cọ màng phổi

Là những âm thanh không có tính âm nhạc và không liên tục, có thể nghe được ở đầu thì hít vào (như trong COPD), cuối thì hít vào (như trong xơ hóa phổi), hay cả 2 thì (trong viêm phổi). Ran được xem như là kết quả từ một loạt những tiếng nổ tí hon phát ra từ những đường dẫn khí nhỏ xa, xẹp ở thì thở ra và nở ra ở thì hít vào. Với một vài trường hợp ngoại lệ, những nghiên cứu về âm thanh học gần đây chỉ ra rằng chất tiết ít đóng vai trò trong sự hình thành ran.47,48

Ran nổ (Fine crakles) Êm hơn, âm sắc cao hơn và xuất hiện thường xuyên

trong mỗi nhịp thở hơn là ran ẩm. Ran nghe được vào giữa và cuối thì hít vào, đặc biệt là ở những vùng phổi bị ảnh hưởng và thay đổi theo tư thế. Ran nổ nghe ngắn hơn và cao hơn so với ran ẩm. Ran nổ được tạo ra bởi “sự mở đột ngột các đường dẫn khí nhỏ đang bị đóng bởi những chất bề mặt trong thì thở ra trước đó”.47 Ví dụ bao gồm xơ hóa phổi (gọi là Velvro rales) và những bệnh của mô kẽ phổi như

xơ hóa mô kẽ, và viêm phổi mô kẽ.

Ran ẩm (Coarse crackles) Xuất hiện vào đầu thì hít vào và kéo dài suốt thì

thở ra (2 thì), có âm nổ, có thể nghe được trên bất kỳ vùng nào của phổi và không biến đổi theo tư thế. Ran có thời gian dài hơn và tần suất thấp hơn ran nổ, thay đổi hay mất hẳn khi ho, và được truyền đến miệng. Ran ẩm có thể là kết quả của “lượng lớn khí đi qua những đường dẫn khí khi nó đóng – mở từng đợt”.47

Ví dụ bao gồm COPD, hen, giãn phế quản, viêm phổi (ran ẩm có thể trở nên mịn hơn và chuyển từ giữa đến cuối thì hít vào trong giai đoạn hồi phục), và suy tim.

Khò khè (Wheezes) Là những âm thanh có tính âm nhạc, xuất hiện khi khí

chạy qua nhanh vùng phế quản bị hẹp gần như đóng hẳn. Khò khè có thể ở thì hít vào, thở ra hay cả 2 thì. Nó có thể khu trú như do dị vật, nút nhầy, u, hay có thể nghe ở khắp phổi. Mặc dù khò khè là điển hình của suyễn, nó có thể xuất hiện trong một số bệnh phổi khác. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng khi đường dẫn khí trở nên hẹp hơn, khò khè sẽ trở nên khó nghe hơn, cực điểm là “lồng ngực thinh lặng” gặp trong suyễn nặng và cần can thiệp gấp.

Ran ngáy (Rhonchi) Được xem là một biến thể của khò khè, cùng cơ chế,

nhưng âm sắc thấp hơn. Khác với khò khè, ran ngáy có thể biến mất khi ho, có thể do dịch tiết.47

Tiếng rít (Stridor) Là âm liên tục tần số cao, âm sắc cao, mang tính chất

âm nhạc, được sinh ra khi dòng khí đi qua chỗ hẹp ở đường hô hấp trên. Tiếng rít được nghe rõ nhất tại cổ ở thì hít vào, nhưng có thể nghe được ở 2 thì. Những nguyên nhân gây ra tắc nghẽn đường dẫn khí bao gồm hẹp do ống nội khí quản, phù đường dẫn khí sau khi rút thiết bị, viêm nắp thanh quản, dị vật và sốc phản vệ. Can thiệp ngay lập tức là cần thiết.

Tiếng cọ màng phổi (A pleural rub) Là âm không liên tục, tần số thấp, nghe

rít kèn kẹt được sinh ra từ phản ứng viêm và sự cứng lên của màng phổi tạng khi nó trượt lên lớp màng phổi thành. Âm không có tính âm nhạc này nghe được ở 2 thì, và thường nghe rõ nhất ở nách và đáy phổi.

Tiếng lạo xạo trung thất (A mediastinal crunch) Là một chuỗi những tiếng

ran ở vùng thượng vị đồng bộ với nhịp tim, không phải với nhịp thở. Nghe được rõ nhất ở tư thế nằm nghiêng trái, được sinh ra khi khí đi vào trung thất gây tràn khí trung thất (pneumomediastinum). Nó thường sinh ra những cơn đau giữa ngực nặng và có thể tự phát. Nó được thấy trong những ca chấn thương khí phế quản, chấn thương đụng dập, bệnh phổi, sử dụng những thuốc kích thích, sinh con và tăng độ cao đột ngột khi lặn.63

Một phần của tài liệu CHƯƠNG: PHỔI VÀ LỒNG NGỰC (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)