tài chính Kế hoạch Phòng Kinh tế Hạ tần Ban Quản lý dự án ĐT và PT Kho Bạc nhà nước
Bước 1: Chuẩn bị lập dự toán.
Các căn cứ thông báo dự kiến dự toán chi cho UBND các xã: Thông báo số kiểm tra dự toán chi (dự kiến giao) năm tiếp theo trong xây dựng NTM của UBND tỉnh, Sở kế hoạch và đầu tư; Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia NTM của huyện theo giai đoạn và từng năm (xác định rõ các chỉ tiêu cần phấn đấu, các xã định hướng về đích sớm ); Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của từng xã; khả năng cân đối, lồng nghép các nguồn vốn do huyện quản lý; danh mục công trình theo bộ chỉ tiêu thực hiện chương trình Nông thôn mới cần triển khai trong năm kế hoạch cho từng xã.
Hình thức thông báo: UBND cấp huyện thông báo số dự toán chi đầu tư phát triển thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia NTM năm kế hoạch cho UBND các xã bằng văn bản.
Bước 2: Phổ biến hướng dẫn lập dự toán
UBND huyện tổ chức Hội nghị triển khai kết hoạch xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch; cung cấp các văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch và phát triển kinh tế - xã hội và dự toán cho các cơ quan đơn vị và UBND các xã.
Bước 3: Tiếp nhận dự toán
UBND huyện giao phòng tài chính –kế hoạch chủ trì, tiếp nhận dự toán của UBND các xã. Yêu cầu dự toán của UBND các xã đã được HĐND xã phê duyệt.
Bước 4: Tổng hợp dự toán cấp huyện
- Căn cứ xây dựng: Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia NTM năm hiện hành của huyện; Mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới hằng năm và trung hạn của huyện; Dự toán của UBND các xã và khả năng huy động các nguồn lực đóng góp; mức dự toán chi được UBND tỉnh thông báo kiểm tra.
- Phòng tài chính – kế hoạch tổng hợp, xây dựng dự toán chi cấp huyện, tham mưu UBND huyện trình thường trực HĐND huyện xem xét, phê duyệt trước khi gửi sở KHĐT, Sở tài chính tổng hợp theo thời gian quy định.
- UBND huyện gửi Sở kế hoạch đầu tư dự toán chi đầu tư phát triển thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia NTM kèm theo tờ trình thẩm định chủ trương đầu tư năm kế hoạch các công trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia NTM. Sở kế hoạch Đầu tư trình Bộ kế hoạch đầu tư phê duyệt và thông báo cho UBND huyện, để UBND huyện làm căn cứ phê duyệt chủ trương đầu tư , giao dự toán.
- Trên cơ sở quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của UBND huyện, giao UBND các xã (nếu dủ điều kiện ) khảo sát lập hồ sơ dự toán, trình phòng kinh tế - Hạ tầng phê duyệt, làm căn cứ giao dự toán chi tiết đến từng công trình đầu tư trong xây dựng NTM.
1.2.4.2. Chấp hành dự toán
• Phổ biến và giao dự toán
Sau khi nhận quyết định giao dự toán chi năm kế hoạch hằng năm, phòng tài chính –kế hoạch tham mưu cho UBND huyện trình HĐND huyện phê duyệt phương án phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM tại kỳ họp cuối năm của HĐND huyện.
Sau khi nhận quyết định giao dự toán chi năm kế hoạch hằng năm, phòng tài chính –kế hoạch tham mưu cho UBND huyện trình HĐND huyện phê duyệt phương án phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM tại kỳ họp cuối năm của HĐND huyện.
Trên cơ sở nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện ban hành quyết định giao dự toán chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM. Phòng tài chính - kế hoạch chủ trì tổ chức hội nghị giao chỉ tiêu phát triển kinh tế -xã hội dự toán năm kế hoạch.
Tại hội nghị, sẽ đánh giá kết quả thực hiện chi dầu tư phát triển trong xây dựng NTM năm hiện hành, những khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện dự toán chi, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác chi đầu tư phát triển thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia NTM năm kế hoạch. Trên cơ sở dự toán chi được giao, phòng tài chính kế hoạch lưu ý các nội dung mới, thay đổi
so với năm hiện hành để UBND các xã, ban quản lý dự án ĐT&XD tổ chức triển khai thực hiện.
• Tổ chức thực hiện chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM
Nhập dự toán cho các công trình: Phòng tài chính – Kế hoạch tiếp nhận Mãquan hệ ngân sách các công trình từ UBND các xã, Ban quản lý dự án ĐT& XD. quan hệ ngân sách các công trình từ UBND các xã, Ban quản lý dự án ĐT& XD.
Phòng tài chính – Kế hoạch chủ trì, phối hợp Kho bạc nhà nước có trách nhiệm dự toán từng công trình trên hệ thống quản lý ngân sách và kho bạc(TABMIS) theo hướng dẫn của bộ tài chính.
1.2.4.3. Thanh quyết toán
Quyết toán chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM là việc tổng kết lại quá trình thực hiện dự toán chi đầu tư phát triển năm nhằm đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của một năm ngân sách, từ đó rút ra những ưu, nhược điểm và bài học kinh nghiệm cho những chu trình ngân sách tiếp theo.
Các cơ quan quản lý NSNN huyện, các đơn vị dự toàn có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách thuộc phạm vi quản lý, lập quyết toán chi đầu tư phát triển, tổng hợp báo cáo quyết toán ngân sách.
• Tổ chức bộ máy quyết toán ngân sách
Đơn vị dự toán và cấp chính quyền phải tổ chức bộ máy kế toán ngân sách. Những cán bộ làm công tác kế toán phải được bố trí theo đúng chức danh tiêu chuẩn quy định của Nhà nước và được đảm bảo quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ.
Khi thay đổi cán bộ kế toán phải thực hiện bàn giao giữa cán bộ kế toán cũ với cán bộ kế toán mới, cán bộ kế toán cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về công việc của mình đã làm kể từ ngày bàn giao về trước.
• Trình tự thực hiện quyết toán
Vào thời điểm cuối năm, các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện khóa sổ kế toán, lập báo cáo quyết toán của đơn vị năm kế hoạch cùng thuyết minh gửi lên phòng TCKH huyện xem xét, trình UBND huyện, HĐND huyện phê duyệt.
Phòng Tài chính- Kế hoạch lập báo có quyết toán chi đầu tư phát triển ngân sách huyện hàng năm trình UBND huyện xem xét để trình HĐND huyện phê chuẩn, đồng thời gửi Sở Tài chính tỉnh để tổng hợp.
Sở Tài chính có trách nhiệm kiểm tra báo cáo quyết toán chi ngân sách huyện: Trường hợp có sai sót thì Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh yêu cầu HĐNH huyện điều chỉnh.
Quyết toán chi đầu tư phát triển được thực hiện dưới 02 hình thức: Quyết toán chi đầu tư phát triển theo niên độ ngân sách nhà nước và quyết toán chi đầu tư công trình hoàn thành.
• Quyết toán theo niên độ ngân sách
Quyết toán theo niên độ ngân sách được thực hiện theo quy định Luật ngân sách nhà nước và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật.
Khi kết thúc niên độ ngân sách, Kho bạc nhà nước chủ trì, phối hợp, đôn đốc UBND các xã, Ban Quản lý dự án ĐT và XD đối chiếu số liệu năm theo từng công trình, từng đơn vị sử dụng ngân sách.
UBND các xã, Ban quản lý dự án ĐT và XD lập báo cáo quyết toán chi gửi Phòng Tài chính- Kế hoạch xem xét, tổng hợp.
Phòng Tài chính- Kế hoạch thẩm định và thông báo kết quả thẩm định quyết toán chi hàng năm gửi UBND các xã, Ban Quản lý dự án ĐT và XD, Kho bạc nhà nước.
Sau khi HĐND huyện phê duyệt quyết toán, UBND huyện gửi UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xem xét, tổng hợp.
• Quyết toán công trình hoàn thành
Các công trình khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng phải lập báo cáo quyết toán và được thẩm tra phê duyệt quyết toán chi đầu tư công trình hoàn thành theo đúng chế độ quy định về quản lý tài chính hiện hành.
Việc lập báo cáo quyết toán, phê duyệt quyết toán, kiểm toán quyết toán, định mức thẩm tra,..được thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính về quyết toán công trình hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
1.2.4.4. Kiểm soát chi đầu tư phát triển
Trong quy trình quản lý chi đầu tư phát triển thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dưng NTM, công tác kiểm soát là một nội dung quan trọng, hoạt
động này nhằm đánh giá quy trình chi đầu tư, tìm ra những mặt ưu điểm để phát huy, đồng thời phát hiện những thiếu sót, sai phạm để điều chỉnh xử lý kip thời.
• Giám sát chi đầu tư phát triển thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc
gia xây dựng NTM.
a) Các chủ thể tha gia giám sát ở cấp huyện bao gồm; HĐND huyện, UBND huyện, Kho bác Nhà nước, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Kinh tế- Hạ tầng,Thanh tra huyện.
b) Nôi dung giám sát gồm:
- Giám sát việc lập dự toán, giao dự toán CĐTPT thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc Gia xây dựng NTM: Cơ sở lập, phân bổ vốn theo đúng nguyên tắc và mục đích, đảm bảo thời gian quy định.
- Giám sát việc thanh toán công trình đầu tư cơ bản thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc Gia xây dựng NTM theo quy định của Nhà nước và cơ chế đặc thù, nhằm đảm bảo thanh toán đúng dự án được giao, thánh toán đúng nội dung.
- Giám sạt việc quyết toán chi đầu tư của các công trình: Việc chấp hành đúng quy định về thời gian và thủ tục, đơn vị thực hiện quyết toán thực hiện thẩm tra thẩm định quyết toán đúng quy định.
c) Hình thưc giám sát.
- Giám sát trực tiếp: HĐND huyện định kỳ ban hành kế hoạch và thực hiện giám sát các hoạt động KT- XH trên địa bàn, bao gồm cả hoạt động đầu tư phát triển thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc Gia xây dựng NTM: UBND huyện thành lập Tổ kiểm tra, giám sát quá trình lập, phân bổ, thi công, thanh quyết toán các công trình đầu tư xây dựng cơ bản. Thanh tra huyện tổ chức thanh tra theo kế hoạc hoặc đột xuất thanh tra các công trình đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc Gia xây dựng NTM. Phòng Tài chính – Kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra tại các xã về quy trình lập kế hoạch đầu tư.
- Giám sát từ xa: Giám sát qua báo cáo định kỳ hoặc đột xuất của đơn vị sử dụng ngân sách.
• Đánh giá chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM
Đánh gía chi đầu tư phát triển thực hiện xây dựng NTM của chính quyền cấp huyện được thể hiện qua những nội dung sau:
- Đánh giá thực hiện mục tiêu quản lý công trình đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện xây dựng NTM.
- Đánh giá tác động của chi đầu tư phát triển thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
• Đề xuất điều chỉnh và đổi mới quản lý CĐTPT trong xây dựng NTM.
Qua công tác đánh giá, chính quyền cấp huyện xác định được các nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến công tác quản lý chi đầu tư phát triển thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM như lập dự toán, phân bổ dự toán, thanh toán quyết toán công trình…
Từ những nguyên nhân nêu trên kịp thời đề xuất điều chỉnh phù hợp như: điều chỉnh dự toán chi đầu tư, điều chỉnh mức dự toán phân bổ hay điều chỉnh công tác hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị…góp phần nâng cao hiệu quả chỉ đầu tư phát triển
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chi đầu tư phát triển trong xây dựng nông thôn mới của chính quyền cấp huyện
1.3.1. Các yếu tố thuộc về chính quyền cấp huyện
a) Chủ trương, quy hoạch xây dựng NTM.
Chủ trương, quy hoạch xây dựng NTM có vai trò định hướng đầu tư tác động đến chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM trên địa bàn từng xã. Do đó, đây là yếu tố quan trọng hàng đầu tác động đến công tác quản lý CĐTPT trong xây dựng NTM của chính quyền cấp huyện. Vì vậy, để nâng cao chất lượng quản lý chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM chính quyền huyện cần phải thực hiện tốt chủ trương xây dựng NTM và làm tốt công tác lập, phê duyệt và điều chỉnh (nếu cần thiết) quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đồng thời quản lý chi đầu tư phát triển theo đúng quy hoạch được duyệt và định hướng phát triển kinh tế- xã hội của huyện.
b) Khả năng thu ngân sách địa phương.
Thu ngân sách trên địa bàn càng cao thì càng có nhiều ngân sách để thực hiện lồng ghép các nguồn vốn trong xây dựng NTM, nếu chỉ phụ thuộc vào nguồn ngân sách trung ương và huy động từ người dân thì nguồn vốn sẽ hạn hẹp.
Khi có nguồn thu trên địa bàn càng lớn, để triển khai thực hiện xây dựng các công trình theo các tiêu chí NTM thì hệ thống kết cấu hạ tầng sẽ đồng bộ, tạo điều kiện để giao thương, do đó sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, từ đó sẽ tạo điều kiên thuận lợi cho công tác huy động nguồn vốn từ nhân dân.
c) Trình độ đội ngũ cán bộ tham gia quản lý chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM.
Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến công tác quả lý chi đầu tư phát triển thực hiện xây dựng NTM. Hoạt động quản lý chi đầu tư phát triển rất phức tạp và đa dạng, liên quan đến nhiều nghành, nhiều cấp chính quyền, nhiều lĩnh vực. Chỉ có nguồn nhần lực có trình độ cao mới đáp ứng được yêu cầu và đảm bảo công trình thực hiện có hiệu quả. Vì vậy, việc chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tham gia quản lý chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM là hết sức cần thiết.
d) Công tác tuyên truyền, vận động góp vốn từ nhân dân cho chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM.
Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động xây dựng NTM cần được thực hiện một cách thường xuyên, sâu rộng, thiết thực với nhiều hình thức để cán bộ và nhân dân, mọi người, mọi nhà, mội tổ chức, cá nhân hiểu được ý nghĩa và quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình. Từ đó, sẵn sàng chung sức, chung tay, đồng lòng bắt tay xây dựng NTM, tạo điều kiện thuận lợi khi huy động khoản góp từ nhân dân.
1.3.2. Các yếu tố bên ngoài chính quyền huyện
a) Yếu tố thuộc chính quyền cấp xã và cộng đồng địa phương.
Chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM được thực hiện trên địa bàn các xã nên sự vào cuộc của chính quyền các xã là rất quan trọng, nếu các xã
tích cực, quan tâm chỉ đạo thì sẽ rất thuận lợi và ngược lại. Tuy nhiên, trình độ quản lý và trình độ chuyên môn của cán bộ công chức cấp xã nhìn chung còn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến quy trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách.
Bên cạnh chính quyền cấp xã là ý thức tham gia của người dân, các tổ chức đóng trên địa bàn như các doanh nghiệp, hợp tác xã… cũng góp phần quan trọng trong xây dựng NTM nói chung và góp kinh phí thực hiện các dự án nói riêng.
b) Luật pháp, chính sách liên quan về chi đầu tư phát triền trong xây dựng NTM.
Cơ chế, chính sách đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế, ổn định đồng bộ thống nhất đầy đủ và rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động quản lý chi đầu tư phát triển trong xây dựng NTM đạt được kết quả tốt. Ngược lại cơ chế, chính sách chồng chéo không rõ ràng sẽ gây khó khăn, cản trở cho hoạt động quản lý này.
c) Năng lực quản lý và sự quan tâm của chính quyền tỉnh đến quản lý chi đầu