Có rất nhiều phân loại hình thái giải phẫu ống tuỷ trên thế giới. Sau đây chúng tôi giới thiệu hai phân loại theo Albou và Vertucci.
ắ Phân loại của Albou [15]:
Loại I: Một OT đi từ buồng tuỷ đến chóp răng.
Loại II: Hai OT tách nhau từ buồng tuỷ, tạo thành hai OT riêng biệt nh−ng lại gặp nhau một đoạn ngắn ở gần chóp để tạo thành một OT.
Loại III: Hai OT tách nhau từ buồng tuỷ, tạo thành hai OT riêng biệt và đi ra khỏi chân răng bằng hai lỗ chóp riêng biệt.
Loại IV: Một OT đi từ buồng tuỷ, nh−ng đến gần chóp thì tách ra thành hai OT riêng biệt với hai lỗ chóp riêng.
Loại I Loại II Loại III Loại IV
Hình 1.9: Phân loại hình thái hệ thống ống tuỷ nhóm răng cửa hàm d−ới theo Albou [15]
Phân loại của Vertucci:
Năm 1974 Vertucci đã nghiên cứu hình thái hệ thống ống tuỷ của tất cả các răng trên hai hàm răng. Sau khi nghiên cứu Vertucci đã đ−a ra phân loại về hình thái hệ thống ống tuỷ. Từ đó có rất nhiều nhà nghiên cứu dựa vào phân loại này để nghiên cứu hình thái hệ thống ống tuỷ nhóm RCHDVV nói riêng cũng nh− các nhóm răng khác. Phân loại của Vertucci nh− sau:
Loại I: Một ống tuỷ đi từ buồng tuỷ đến chóp răng, có một lỗ chóp răng.
Loại II: Hai ống tuỷ tách nhau từ buồng tuỷ, nh−ng sau chập lại thành một, có một lỗ chóp răng.
Loại III: Một ống tuỷ đi từ buồng tuỷ, sau tách thành hai, cuối cùng chập lại thành một ống tuỷ, có một lỗ chóp răng.
Loại IV: Hai ống tuỷ riêng biệt đi từ buồng tuỷ, có hai lỗ chóp răng.
Loại V: Một ống tuỷ đi từ buồng tuỷ, sau tách thành hai ống tuỷ riêng biệt với hai lỗ chóp răng.
Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V
Hình 1.10: Phân loại hình thái hệ thống ống tuỷ nhóm răng cửa hàm d−ới theo Vertucci [35]
Bảng 1.4 Một số nghiên cứu về hình thái hệ thống ống tuỷ RCHDVV theo phân loại của Vertucci [18][20][111]
Tác giả Loại I (%) Loại II (%) Loại III (%) Loại IV (%) Loại V (%) Tổng cộng (%) Vertucci 70 5 22 3 0 100 Ashofteh 73 3,5 15 0,5 8 100 Al-Qudah 73,8 10,9 6,7 5,1 3,6 100