Đối xử bình đẳng với cổ đông

Một phần của tài liệu E--TVSI_APPLICATIONS-tvsi_finance_portal-Sites-QuoteVN-SiteRoot-Files-VPB-2017-VPB_BCTN_2017_vi-VN_104800SA (Trang 54 - 55)

Năm 2017, VPBank có hai loại cổ phần là cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần phổ thông. Với cổ phần ưu đãi cổ tức, các cổ đông sở hữu cổ phần này không có quyền biểu quyết theo quy định của pháp luật và thỏa thuận của cổ đông. Còn mỗi cổ phiếu phổ thông của Ngân hàng có một quyền biểu quyết ngang nhau.Ngân hàng luôn coi trọng các quyền lợi của cổ đông và có những nỗ lực đáng kể để cung cấp cho các cổ đông các thông tin quan trọng về quá trình phát triển của Ngân hàng.VPBank luôn đối xử bình đẳng với các cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông thể hiện ở một số điểm:

• Thời điểm và nội dung các thông báo mà VPBank gửi cho tất cả các cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông là như

nhau, theo phương tiện liên lạc mà cổ đông đã đăng ký và áp dụng các phương tiện công nghệ thông tin mới khác như nhắn tin, thư điện tử… để đảm bảo cổ đông nhận được thông tin đầy đủ.

• VPBank có thông tin và hướng dẫn chi tiết về quyền tham dự hoặc ủy quyền tham dự và biểu quyết tại ĐHĐCĐ

tương ứng với số cổ phần sở hữu.

• VPBank cũng thông báo tới tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết về quyền lập nhóm cổ đông sở hữu từ 10% cổ

phần phổ thông liên tục trong 6 tháng để đề cử, ứng cử người vào HĐQT, BKS trước những lần có bầu thành viên HĐQT, BKS theo nhiệm kỳ mới hoặc bổ sung giữa nhiệm kỳ.

• Cổ đông có quyền biểu quyết đều được bỏ phiếu bầu theo nguyên tắc bầu dồn phiếu, cho phép các cổ đông thiểu

số có quyền bầu người đại diện của mình tham gia vào HĐQT.

• Điều lệ Ngân hàng cho phép ĐHĐCĐ có thể biểu quyết thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản đối với những

vấn đề thuộc thẩm quyền, trừ một số vấn đề bắt buộc phải biểu quyết tại cuộc họp, tại bất cứ thời điểm nào nếu HĐQT thấy cần thiết cho lợi ích của Ngân hàng. Các tài liệu để lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản được đăng trên website của Ngân hàng và trường hợp cổ đông nào không nhận được thư xin ý kiến vẫn có thể tra cứu và in các tài liệu để biểu quyết tại đây. Thời gian để xin ý kiến cổ đông bằng văn bản thường tối thiểu là 30 ngày, đủ để cổ đông có thể nghiên cứu và gửi lại ý kiến của mình. Việc kiểm phiếu biểu quyết được thực hiện dưới sự chứng kiến của thành viên BKS và Biên bản kiểm phiếu được công bố trên website của Ngân hàng trong vòng 24h sau khi lập. Trong năm 2017, VPBank đã tiến hành lấy ý cổ đông bằng văn bản 03 lần để xin ý kiến về việc trình Đại hội về việc khóa/chốt tỷ lệ sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài tại VPBank; Xin bầu thay thế thành viên BKS và phê duyệt chủ trương về việc chuyển đổi khoản vay trung hạn của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) thành cổ phần.

Một phần của tài liệu E--TVSI_APPLICATIONS-tvsi_finance_portal-Sites-QuoteVN-SiteRoot-Files-VPB-2017-VPB_BCTN_2017_vi-VN_104800SA (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)