Ổn định kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm các yếu tố như tăng trưởng, lạm phát, tỷ giá… có tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng nói chung cũng như hoạt động huy động vốn nói riêng. Các Ngân hàng căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội nói chung và tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mình để đưa ra các chính sách, các chủ trương trong từng thời kỳ. Do vậy, ổn định môi trưởng kinh tế vĩ mô là một điều kiện tiên quyết giúp các Ngân hàng có thể hoạt động một cách hiệu quả.
Chính phủ và các cơ quan chức năng cần đảm bảo một nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững, tránh các tác động gây sốc đối với nền kinh tế, các biến động gây tăng, giảm giá trị đồng tiền, thay đổi lãi suất, tỷ giá. Thông qua việc kiểm soát lạm phát, Nhà nước góp phần đảm bảo sức mua của đồng tiền, làm cho người dân tin tưởng vào đồng tiền và việc gửi tiền tại các Ngân hàng khi họ tin rằng sau một thời gian nhất định sẽ thu về một khoản tiền có giá trị cao hơn so với trước khi gửi. Cần chú trọng đến việc ổn định tỷ giá, hạn chế các giao dịch ngoại tệ tự do góp phần vào việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong điều kiện của Việt nam hiện nay, các thị trường tiền tệ, thị trường vốn còn chưa thực sự phát triển, nghiệp vụ thị trường mở còn hạn hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý, điều hành của chính sách tiền tệ. Điều này đặt ra một yêu cầu đối cần có các chính sách phát triển các loại thị trường này, đa dạng hóa cá công cụ giao tiếp trong nghiệp vụ thị trường mở, vừa giúp NHNN có thể linh hoạt hơn trong việc sử dụng chính sách tiền tệ vừa giúp cho các NHTM có thể chủ động và dễ dàng hơn khi huy động các nguồn vốn bên cạnh nguồn tiền gửi của dân cư.
Tạo lập môi trường pháp lý ổn định
Hoạt động của các NHTM chịu sự quản lý và giám sát chặt chẽ của NHNN, thông qua hệ thống pháp luật về Ngân hàng. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng được một môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ, giám sát chặt chẽ hoạt động của các Ngân hàng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền. Việc ban
hành hệ thống pháp lý đồng bộ, rõ ràng sẽ tạo niềm tin cho dân chúng, đồng thời với những quy định khuyến khích của Nhà nước sẽ tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh quan hệ giữa tiết kiệm và tiêu dùng, khuyến khích người dân chuyển một phần tiêu dùng sang đầu tư, chuyển dần cất trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ, bất động sản sang đầu tư sản xuất kinh doanh hay gửi tiền vào Ngân hàng
Ban hành các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM, đảm bảo các hệ số an toàn trong hoạt động của các Ngân hàng. Cần tránh tình trạng mất cân đối giữa huy động và cho vay, khó khăn trong thanh khoản, những biến động khó lường trên thị trường ngoại hối để dẫn đến các “cuộc đua lãi suất” giữa những NHTM, hay các vụ hoảng loạn của người dân khi nghe tin đồn thất thiệt về các NHTM, gây mất ổn định trên thị trường.
Về môi trường xã hội
Việc huy động vốn của các NHTM hiện này còn gặp khó khăn là do tâm lý của người dân muốn tích trữ của cải thông qua ngoại tệ, vàng, bất động sản và thói quen thanh toán dung tiền mặt còn rất phổ biến. Do vậy, cần có các chương trình tuyên truyền, giáo dục xóa bỏ tâm lỷ trên của người dân. Nhà nước cần có các biện pháp tích cực nhằm khuyến khích, động viên người dân gửi tiền và chi tiêu qua các tài khoản mở tại Ngân hàng, tiếp tục đẩy mạnh việc trả lương của cán bộ công nhân viên chức qua tài khoản, đẩy mạnh việc lắp đặt và xây dựng các trung tâm mua sắm, các cơ sở kinh doanh có chấp nhận thẻ thanh toán v.v.