Nhìn chung, viêc huy động vốn ảnh hưởng bởi chính sách tài chính tiền tệ chung của quốc gia, đồng thời chịu sự ảnh hưởng trực tiếp các chính sách sản phẩm và chiến lược huy động của mỗi ngân hàng. Từ nghiên cứu một số kinh nghiệm trong hoạt động huy động vốn của một số ngân hàng nói trên có thể rút ra những bài học kinh nghiệm trong huy động vốn như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu từ Vietinbank cho thấy: cần phân loại KH gửi tiền từ đó đưa ra chính sách chăm sóc KH gửi tiền phù hợp, đặc biệt chú ý tới đối tượng KH gửi tiền lớn là các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế - hướng tới các đối tượng KH này vừa giúp Nh huy động được lượng tiền gửi lớn đồng thời cũng giúp ngân hàng giảm thiểu chi phí hoạt động nguồn. Bài học này cũng rất đáng chú ý đối với các nhà quản lý của NH bởi mạng lưới của Agribank bao trùm khắp cả nước với KH rất đa dạng, nếu KH chú ý phát triển các KH doanh nghiệp thì sẽ giúp NH tăng nhanh được lượng tiền gửi với chi phí giảm thiểu.
Thứ hai, bài học về quản lý huy động từ ngân hàng Tiên Phong Bank và Techcombank:
(i) Mở rộng, đa dạng nhiều loại hình tiền gửi để tạo điều kiện thuận lợi cho KH, đồng thời cũng phải luôn chú ý tìm cách cung cấp các sản phẩm đi kèm, từ đó kết hợp bán chéo sản phẩm cho KH
(ii) Các nhà quản lý của NH cần phải linh hoạt trong việc đưa ra các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của nhiều đối tượng KH. Tăng cường liên kết với các tổ chức, các bên có liên quan khác như các Ngân hàng trong ngành, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, hàng không, điện tử - viễn thông, khu du lịch, khu vui chơi giải trớ,… nhằm khuyếch trương danh tiếng của Ngân hàng, mở rộng đối tượng khách hàng, phát triển nghiệp vụ thanh toán, tăng vốn huy động trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng.
(iii)Áp dụng phương pháp định giá có điều kiện với các sản phẩm dịch vụ mà KH sử dụng trên TK tiền gửi giao dịch và tiền gửi tiết kiệm, điều này là cần thiết giúp bù đắp chi phí liên quan đến việc duy trì tài khoản tại NH.
(iv) Chú trọng hiện đại hóa công nghệ NH – đây là yêu cầu bắt buộc nhằm cung cấp các SPDV NH hiện đại tiện ích và an toàn. Số hóa trong ngành ngân hàng là xu hướng tất yếu để các ngân hàng tồn tại và phát triển trong thời đại mới trước sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự lớn mạnh của Fintech.
Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng để ngân hàng số phát triển với nhiều yếu tố thuận lợi như nền kinh tế đang phát triển, dân số trẻ so với khu vực, có tốc độ tăng trưởng internet cao, thanh toán không dùng tiền mặt và tiềm năng phát triển ngân hàng bán lẻ rất lớn.
Việc chú trọng hiện đại hóa giúp các NHTM tiết kiệm được nhiều chi phí, mặt bằng, cũng như tăng cường tính bảo mật trong việc lưu trữ và quản lý dữ liệu.
Ngày nay, chiếc điện thoại thông minh đã trở thành vật “bất li thân” của hầu hết mọi người, đặc biệt là giới trẻ, và xu hướng giao dịch qua điện thoại đang trở thành phổ biến. Vì vậy, với nhiều NHTM Việt Nam, hoàn thiện các dịch vụ liên quan đến internet banking, mobile banking…đặc biệt với các dịch vụ như thanh toán dịch vụ tiện ích, gửi tiết kiệm online cần thực hiện gấp. Các giao dịch được thực hiện một cách nhanh chóng, an toàn qua internet banking, mobile banking sẽ giúp giảm tải lượng khách hàng đến giao dịch trực tiếp, tiết kiệm chi phí cho ngân hàng trong giao dịch với khách hàng cũng như chi phí liên quan đến thành lập và vận hành mạng lưới.
(v) Phải chú trọng kết hợp các biện pháp quảng cáo, marketing các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Hoàn thiện và phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm tạo
sự thoải mái cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng.. Thị trường vừa là đối tượng phục vụ, vừa là môi trường hoạt động của ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng và thị trường có mối quan hệ và ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau. Vì thế, hiểu được nhu cầu thị trường để gắn chặt chẽ hoạt động của ngân hàng với thị trường sẽ làm cho hoạt động của ngân hàng có hiệu quả cao.
Điều này sẽ được thực hiện tốt thông qua cầu nối Marketing. Bởi Marketing giúp ban giám đốc ngân hàng nhận biết được các yếu tố của thị trường, nhu cầu của khách hàng, về sản phẩm dịch vụ và sự biến động của chúng. Nhờ có Marketing mà ban giám đốc ngân hàng có thể phối hợp, định hướng được hoạt động của tất cả các bộ phận và toàn thể nhân viên ngân hàng vào việc đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Từ đó, tạo niềm tin và xây dựng một lượng khách hàng trung thành ngày càng lớn cho Ngân hàng
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH TMCP BẮC Á
2.1.Khái quát về hoạt động của Ngân hàng TMCP Bắc Á
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Bắc Á
Ngân hàng TMCP Bắc Á được thành lập ngày 17/09/1994 theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vốn góp cổ phần do các cổ đông có uy tín đóng góp, là một trong số các ngân hàng thương mại cổ phần lớn có hoạt động kinh doanh lành mạnh và hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung. Trụ sở chính của ngân hàng được đặt ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An với mạng lưới hoạt động rộng khắp trên các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm của cả nước. Trải qua hơn 20 năm Ngân hàng đã từng bước chuyển mình mạnh mẽ với nhiều thành tựu và những dấu son đáng nhớ.
Là thành viên chính thức của Hiệp hội Thanh toán Viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam và Phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam.
Năm 1995, BAC A BANK mở rộng về mạng lưới hoạt động với chi nhánh đầu tiên được khai trương là Chi nhánh Hà Nội.
Năm 2008 – 2011, BAC A BANK chuyển đổi mô hình của Ngân hàng, thực hiện phân tách công việc, nhiệm vụ theo từng Khối/Phòng/Ban chức năng chuyên trách nhằm chuyên môn hóa nghiệp vụ. Trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ, tạo ra các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường tiền tệ.
Năm 2012, dự án tư vấn đầu tư sữa tươi sạch TH true Milk triển khai từ năm 2010 đã thành công khi chính thức ra mắt và tạo sự đột phá trên thị trường sữa Việt Nam. Nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng, chương trình khuyến mại hấp dẫn được tung ra thị trường.
Năm 2014, nhân kỷ niệm 20 năm thành lập, BAC A BANK vinh dự được nhận cờ thi đua của Chính phủ trao tặng. Vồn điều lệ đặt mức 4.400 tỷ đồng.
Trong năm 2016, BAC A BANK đã hoàn thiện tăng vốn điều lệ lên 5 ngàn tỷ đồng. Cũng trong năm này, BAC A BANK vinh dự đón nhận giải thưởng quốc tế quan trọng: “Ngân hàng Trách nhiệm xã hội tốt nhất 2016” do Tạp chí International Finance Magazine (Anh quốc) trao tặng.
Năm 2017 – 2018, đánh dấu bước chuyển mình mới khi là một trong 4 ngân hàng hoàn tất kế hoạch lên sàn UpCom.
Ngân hàng TMCP Bắc Á hoạt động dựa trên 5 tôn chỉ Tiên phong – Chuyên nghiệp – Đáng tin cậy – Cải tiến không ngừng – Vì hạnh phúc đích thực. Giữ tâm sáng như sao, Ngân hàng TMCP Bắc Á xây dựng chuẩn mực ngân hàng mới, kết hợp hài hòa giữa bản sắc truyền thống với tinh hoa tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra sức mạnh tài chính cân bằng để cùng cả dân tộc hướng đến tương lai thịnh vượng.
Trụ sở: Số117 Quang Trung, TP. Vinh, Nghệ An.
Giấy phép ĐKKD: 2900325526 do Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Nghệ An cấp. Điện thoại: 038. 3844 277- Fax: 038. 3841 757.
Ngân hàng TMCP Bắc Á thực hiện các hoạt động Ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan theo quy định tại Giấy phép thành lập và hoạt động của Bắc Ácụ thể:
Mở tài khoản nội tệ và ngoại tệ
Nhận tiền gửi tiết kiệm, bán kỳ phiếu, trái phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ.
Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với tát cả các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn.
Cho vay chiết khấu các chứng từ có giá.
Thực hiện các loại bảo lãnh.
Dịch vụ chuyển tiền, thanh toán trong nước và quốc tế qua mạng vi tính, nghiệp vụ nhờ thu…
Tiếp nhận vay vốn và tài trợ của các tổ chức KT-XH và các tổ chức tín dụng tiền tệ trong nước và quốc tế.
Tài trợ thương mại, chuyển tiền nhanh
Phát hành và thanh toán thẻ, séc du lịch
Ngân hàng trực tuyến…
Thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tư vấn khách hàng về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, tín dụng thanh toán quốc tế…
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
BAN KTNB TỔNG GIÁM ĐỐC VP HĐQT VP TGĐ UB NHÂN SỰ UB QLRR UB ALCO
HĐ TÍN DỤNG & ĐẦU TƯ
HĐ XỬ LÝ NỢ CÁC KHỐI / PHÒNG/ BAN
TRUNG TÂM KINH DOANH VÀ CÁC CHI NHÁNH
CÁC PHÒNG GIAO DỊCH
Chất lượng vàhiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Bắc Á luôn được khẳng định và phát triển theo hướng ngày càng hiện đại, bền vững, hệ thống mạng lưới được mở rộng trên toàn quốc.
- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của BAC A BANK quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được pháp luật và Điều lệ BAC A BANK quy định. Quyền và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông là xem xét, thông qua các định hướng phát triển của BAC A BANK, các điều lệ, quy định, thông qua các BCTC, các hợp đồng có giá trị trên 20% vốn điều lệ của BAC A BANK ….
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của BAC A BANK, có toàn quyền nhân danh BAC A BANK để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của BAC A BANK. Hội đồng quản trị giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hàng năm, chỉ đạo và giám sát hoạt động của BAC A BANK thông qua Ban Điều hành và các Hội đồng.
- Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ hoạt động tài chính của Ngân hàng, việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toát nội bộ của BAC A BANK, thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo cho đại hội đồng cổ đông tính chính xác, trung thực, hợp pháp về BCTC của BAC A BANK.
- Tổng Giám Đốc là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của BAC A BANK. Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của BAC A BANK, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và ban kiểm soát, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Giúp cho tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc, Giám đốc các Khối/ trung tâm nghiệp vụ, Kế toán trưởng và Trưởng/Phó phòng chuyên môn nghiệp vụ Hội sở.
- Các khối/ phòng/ ban chức năng như: Khối bán lẻ, Khối bán buôn, Khối vận hành, Khối nguồn vốn & KDTT …. Thực hiện chức năng chuyên môn, tham mưu cho Hội Đồng Quản Trị , Tổng giám đốc trong việc quản trị điều hành và ban hành các sản phẩm, mở rộng mạng lưới, phát triển thương hiệu … và các hoạt động khác liên quan đến lĩnh vực BAC A BANK. Đứng đầu khối/ban là các Giám đốc/Giám đốc Ban có nhiệm vụ triển khai, tổ chức hoạt động theo chức năng, nhiệm
vụ của Khối/Ban dưới sự chỉ đạo của TGĐ.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bắc Á giai đoạn 2017 – 2019
2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn
Trong những năm gần đây, toàn ngân hàng luôn chú ý đến công tác huy động vốn tại chỗ, coi trọng chiến lược khách hàng và đưa ra mọi biện pháp nhằm khai thác tối đa nguồn vốn tại địa bàn. Ban giám đốc trong thời gian qua đã bám sát diễn biến của thị trường tiền tệ, lãi suất, và nhu cầu vốn của to àn ngân hàng để kịp thời đưa ra các hình thức huy động phù hợp với các mức lãi suất linh hoạt đảm bảo cạnh tranh và mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Ngoài tiết kiệm thường, hiện BAC A BANK duy trì 05 hình thức huy động vốn đặc thù, gồm: Tiết kiệm người cao tuổi, Tiết kiệm người xây tổ ấm, Tiết kiệm sinh lợi mỗi ngày, Tiết kiệm trực tuyến, Tiết kiệm quân nhân . Hầu hết các sản phẩm đều có sức hút tốt và đi vào phân khúc khách hàng cụ thể đáp ứng được nhu cầu người gửi tiền.
Kết quả cụ thể như sau:
2017 2018 2019 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 Vốn huy động ( tỷ đồng) Vốn huy động
Vốn huy động tăng dần qua các năm giai đoạn 2017 - 2019, lần lượt là 64.369 tỷ đồng, 73.978 tỷ đồng và 82.410 tỷ đồng
2.1.4.2. Hoạt động tín dụng
Trong cơ cấu tài sản Ngân hàng, tín dụng và các khoản mục đầu tư luôn chiếm tỷ trọng cao trong bảng tổng tài sản. Trong năm 2019, các khoản mục tài sản của Ngân hàng tăng trưởng ổn định và đi kèm với đó là chất lượng tài sản được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định.
Ngân hàng luôn nhất quán với định hướng ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho các ngành và lĩnh vực thuộc 3 khâu đột phá chiến lược trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2015, đó là nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông – lâm – nghiệp và các ngành sản xuất – chế biến và công nghiệp phụ trợ, y tế và giáo dục.
Từ năm 2017 đến 2019, mức tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng đạt mức bình quân là 14.89%/năm. Tỷ lệ tăng trưởng này vẫn nằm trong mức giới hạn tăng trưởng tín dụng cho phép của Ngân hàng nhà nước.
Trong suốt những năm qua, BAC A BANK luôn kiên định con đường hướng tới các khách hàng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp nông thôn và các ngành phụ trợ, mang tính an sinh xã hội nhằm tạo ra các giá trị cốt lõi và bền vững. Với đường lối đó, Ngân hàng đã ưu tiên nguồn vốn tín dụng và tư vấn đầu tư vào các doanh nghiệp, dự án nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng như bệnh viện, trường học, sản xuất dược liệu và sữa tươi sạch… Trong giai đoạn vừa qua tổng dư nợ cho vay khách hàng của BAC A BANK liên tục tăng trưởng. Năm 2019, tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 62.994 tỷ đồng, tăng 8.406 tỷ đồng, tương ứng tăng 15.39% so với năm 2018. Trong đó, Ngân hàng ưu tiên nguồn vốn cấp tín dụng cho các lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế như lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, y tế và giáo dục; hạn chế cho vay các lĩnh vực nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán.
Bảng 2.1:Tình hình công tác tín dụng của Bắc Á Bank giai đoạn 2017 -2019
Đơn vị tính:Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm2017 Năm2018 Năm 2019
1 Dư nợ tín dụng 45.058 54.588 62.994
2 Dư nợ ngắn hạn 20.156 22.172 27.383
3 Dư nợ trung, dài hạn 24.902 32.416 35601
4 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0.63 0.76 0.68