Căn cứ để kiện toàn

Một phần của tài liệu QT08044_Thân Thị Lan Linh_K8QT2 (Trang 40 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

1.6.3. Căn cứ để kiện toàn

Để kiện toàn cơ cấu tổ chức của Bộ cũng nhƣ các cơ quan hành chính nói chung phải dựa trên những căn cứ sau:

28

1.6.3.1. Luận cứ khoa học

Việc thiết kế cơ cấu tổ chức phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ xác định, đảm bảo chức năng nào có hệ thống tổ chức đó. Tổ chức bộ máy của bộ phải phù hợp với vị trí và chức năng của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp, đảm bảo mối quan hệ ngang, dọc và sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ tƣơng ứng, mỗi cơ quan đòi hỏi xây dựng một cơ cấu tổ chức phù hợp trên phƣơng diện loại hình tổ chức, tên gọi của tổ chức, số lƣợng các đầu mối trực thuộc và cơ cấu tổ chức của các đầu mối đó.

1.6.3.2. Căn cứ pháp lý

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là thể hiện chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, thể hiện ý chí của chủ thể quản lý. Đối với việc xây dựng cơ cấu tổ chức cơ quan hành chính nhà nƣớc, bắt buộc phải tuân theo quy định của pháp luật. Hiện nay, một số văn bản cần tuân thủ trong quá trình thiết kế tổ chức bộ máy hành chính cấp bộ là Hiến pháp nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm 2013), Luật Tổ chức chính phủ năm 2015, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Nghị định số 101/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016, Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập…Về chức năng, nhiệm vụ có các Nghị định quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng Bộ cụ thể, các Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tƣớng phê duyệt các Chiến lƣợc, Quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trong từng thời kỳ…

29

Những văn bản quy phạm trên tạo ra khung tổ chức cơ bản của cơ quan hành chính nhà nƣớc, đồng thời quy định địa vị pháp lý, nhiệm vụ và quyền hạn của ngƣời đứng đầu tổ chức. Trong quá trình xây dựng tổ chức cũng cần phải có nghiên cứu, đánh giá những mô hình khung theo quy định của các Văn bản quy phạm để kiến nghị sửa đổi Văn bản cho phù hợp với sự phát triển của thực tiễn.

1.6.3.3. Căn cứ thực tiễn

Trên cơ sở rà soát, phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, kết quả hoạt động của Bộ và các đơn vị hành chính trực thuộc để rút ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và tìm giải pháp kiện toàn.

1.6.3.4. Ứng dụng sự phát triển của khoa học công nghệ

Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển nhƣ vũ bão, đặc biệt là công nghệ thông tin và tự động hóa. Thực tế đang diễn ra việc ứng dụng tiến bộ của công nghệ thông tin trong việc tạo ra một hệ thống tƣơng tác ngƣời - máy, đó là Chính phủ điện tử với những tính năng, hiệu quả vƣợt trội trong xử lý công việc. Xây dựng Chính phủ điện tử là xu thế chung của các nƣớc phát triển và đang phát triển trên thế giới. Nƣớc ta đang trong quá trình hội nhập, vì vậy, vấn đề Chính phủ điện tử phải đƣợc coi là một giải pháp quan trọng và hữu hiệu trong cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2020-2025. Việc xây dựng cơ cấu tổ chức của Bộ cũng nhƣ các cơ quan hành chính khác phải đƣợc tính toán phù hợp với việc triển khai Chính phủ điện tử trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu QT08044_Thân Thị Lan Linh_K8QT2 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)