Bài học kinh nghiệm đối với kiện toàn cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động

Một phần của tài liệu QT08044_Thân Thị Lan Linh_K8QT2 (Trang 46 - 49)

7. Kết cấu của luận văn

1.7.3. Bài học kinh nghiệm đối với kiện toàn cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động

động – Thương binh và Xã hội giai đoạn 2020-2025

Trong nhiều nhiệm kỳ Chính phủ gần đây, chức năng, nhiệm vụ của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội thƣờng xuyên đƣợc giao bổ sung để đáp ứng yêu cầu hoạt động quản lý nhà nƣớc, yêu cầu thực tiễn trong quá trình

34

phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nƣớc. Chấp hành nghiêm chủ trƣơng của Đảng, quy định của Nhà nƣớc về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đảm bảo quản lý nhà nƣớc hiệu lực, hiệu quả, Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội đã thực hiện rà soát, kiện toàn, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức các đơn vị trực thuộc Bộ.

Về cơ bản, công tác kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy có nhiều thuận lợi do sự đoàn kết, thống nhất trong Ban cán sự Đảng, các cấp uỷ đảng, Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo các đơn vị và ý thức chấp hành của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của Bộ. Tuy nhiên, trong quá trình kiện toàn tổ chức, có một số vấn đề nảy sinh cần phải đƣợc nghiên cứu, xử lý đảm bảo cơ sở lý luận và thực tiễn:

- Mâu thuẫn giữa mục tiêu cắt giảm tổ chức hành chính với mục tiêu duy trì cơ cấu tổ chức hành chính hợp lý, đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.

- Hệ thống tiêu chí, điều kiện, quy trình thành lập tổ chức hành chính chƣa đƣợc thay đổi kịp thời hoặc chƣa đƣợc ban hành đầy đủ, khó khăn trong việc sắp xếp đảm bảo khoa học, thống nhất.

- Việc giảm đầu mối tổ chức hành chính dẫn đến việc kiện toàn, sắp xếp lại đội ngũ lãnh đạo, quản lý, do đó, ảnh hƣởng đến tâm tƣ một số công chức lãnh đạo, quản lý.

Từ những kết quả đạt đƣợc, trong quá trình thực hiện kiện toàn cơ cấu tổ chức, Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội và của Bộ Công Thƣơng có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

Một là, làm tốt công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, nâng cao nhận thức

của cán bộ, đảng viên về đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế; tăng cƣờng tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tạo sự thống nhất và đồng thuận khi tổ chức thực hiện.

35

Hai là, đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trong hệ

thống chính trị các cấp phải xuất phát từ thực tiễn, có kế hoạch và lộ trình cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế mỗi đơn vị. Trong thực hiện chú ý những yêu cầu về nhiệm vụ chính trị, đảm bảo tính ổn định tƣơng đối, tích cực, tránh chủ quan, nóng vội, cần nhanh chóng thay đổi nếp nghĩ, cách làm không còn phù hợp.

Ba là, phải bố trí đủ nguồn lực cần thiết và có cơ chế, chính sách phù hợp

với những ngƣời chịu tác động trực tiếp trong quá trình sắp xếp.

Bốn là, phải có quyết tâm chính trị cao, xác định rõ vai trò, trách nhiệm

tập thể, cá nhân, nhất là ngƣời đứng đầu. Ngƣời đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo và thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai và tổ chức thực hiện tại đơn vị, địa phƣơng; bên cạnh đó phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của tập thể và cá nhân.

36

CHƢƠNG2

THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu QT08044_Thân Thị Lan Linh_K8QT2 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)