Ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tà

Một phần của tài liệu Tài liệu hội thảo (Trang 27 - 28)

nhất định. Tùy từng hệ thống pháp luật, tùy từng thời ký thì khả năng thỏa thuận của các bên về ngôn ngữ trong tố tụng trọng tài có thể khác nhau.

Ở Việt Nam, Luật trọng tài quy định “1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt, trừ trường hợp tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trường hợp bên tranh chấp không sử dụng được tiếng Việt thì được chọn người phiên dịch ra tiếng Việt. 2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do Hội đồng trọng tài quyết định” (Điều 10).

Nội dung trên cho thấy có những trờng hợp các bên không thể lựa chọn ngôn ngữ nhưng cũng có những trường hợp các bên có thể lựa chọn ngôn ngữ. Đối với trường hợp các bên được lựa chọn ngôn ngữ, các bên không nhất thiết phải lựa chọn ngôn ngữ trong thỏa thuận của mình và, trong trường hợp này, Hội đồng trọng tài tự xác định. Điều đó cho thấy ngôn ngữ trọng tài không phải là nội dung bắt buộc của thỏa thuận trọng tài. Thực ra, Quy chế của ICC cũng theo hướng này vì quy định rằng: “Nếu các bên không thỏa thuận, Hội đồng trọng tài có quyền xác định một hoặc nhiều ngôn ngữ áp dụng cho giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, sau khi xem xét tất cả các trường hợp liên quan, bao gồm cả ngôn ngữ hợp đồng” (Điều 16).

Một phần của tài liệu Tài liệu hội thảo (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)