nhiệm vụ, giải pháp nói chung của Nghị quyết và vai trò của Bộ Tư pháp trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Nghị quyết số 105/NQ-CP của Chính phủ vừa được ban hành với mục tiêu rõ ràng, tiên quyết nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19; tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch COVID-19. Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2021 đạt một số mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể sau: (1) Luỹ kế ít nhất khoảng 01 triệu lượt khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ ứng phó dịch bệnh; (2) Đại đa số các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh quay trở lại hoạt động; và (3) Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách gia hạn nộp thuế; miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất; hỗ trợ giảm tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, đào tạo lao động,... cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Kèm theo đấy là các nhiệm vụ, nhóm giải pháp cụ thể như: (i) Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch; (ii) Đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hoá thông suốt, hiệu quả, an toàn, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng: (iii) Hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; (iv) Tạo điều kiện thuận lợi về lao động, chuyên gia. Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng Bộ, ngành, địa phương để thực hiện các nhóm giải pháp này; các giải pháp này là khả thi, hiệu quả,
38
xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành địa phương hiện nay và tình hình thực tiễn sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay và trong thời gian tới. Các giải pháp này được đánh giá là “chiếc
phao cứu sinh” cứu giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang
gần như đuối sức trước tác động của đại dịch bệnh COVID-19 kéo dài. Để thực hiện chủ trương của Chính phủ là “không để ai bị bỏ lại phía sau”, “mỗi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh khỏe mạnh thì đất nước khỏe mạnh”.
Trong đó, việc Chính phủ đề ra nhiệm vụ, nhóm giải pháp hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và giao cho Bộ Tư pháp nhiệm vụ: chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường triển khai các giải pháp hỗ trợ pháp lý, trong đó có giải quyết tranh chấp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật là “nhiệm vụ quan trọng, nặng nề nhưng thiết thực, cấp bách” cho cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh hiện nay và trong thời gian tới kể cả giai đoạn hậu COVID-19 (khi tỷ lệ tiêm chủng đạt đến mức độ miễn dịch cộng đồng). Các nhiệm vụ, giải pháp này là nhu cầu cần hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới, khi dự báo là các tranh chấp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh có thể sẽ tăng cao, nhiều hệ lụy sẽ xảy ra nhất là sau bối cảnh dịch bệnh COVID-19 khi trật tự và hoạt động kinh tế sẽ thay đổi mạnh mẽ trong nước và kinh tế thế giới sau giai đoạn Việt Nam và các nước trải qua thời gian giãn cách (cách ly tại nhà, giãn cách xã hội hoặc thậm chí đóng cửa quốc gia); Đại dịch COVID- 19 gây ra nhiều khủng hoảng kinh tế và sinh kế, nhiều nền kinh tế sau đại dịch đã rơi vào suy thoái nghiêm trọng, đại dịch đã làm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh bước vào thời kỳ cạnh tranh mới, khốt liệt hơn và “ranh giớisống còn” chưa bao giờ rõ nét hơn. Thực tế, nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đã được Bộ Tư pháp triển khai hơn 10 năm nay (căn cứ vào Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về
39
hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp) và đã tạo được “dấu ấn” trong cộng đồng doanh nghiệp, vì vậy, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có thể “kỳ vọng” nhiều vào nhiệm vụ quan trọng này.