và vừa trong bối cảnh hiện nay
Để người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh covid gặp nhiều khó khăn được nâng cao khả năng tiếp cận với pháp luật nhằm giúp họ tháo gỡ khó khăn về pháp lý, biết, hiểu và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, cần tập trung vào một số giải pháp sau:
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và định hướng hoạt động công tác PBGDPL cho người lao động và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần tiếp tục nghiên cứu, quán triệt, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012,… Trên cơ sở đó, tăng cường nhận thức cho các cán bộ, đảng viên và quần chúng nhận thức đúng vị trí, vai trò của công tác PBGDPL cho người lao động và người sử dụng lao động nhằm hình thành ý thức, văn hóa pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động.
2. Xác định nội dung trọng tâm, lựa chọn hình thức PBGDPL phù hợp với từng đối tượng và địa bàn cụ thể.Lựa chọn các nội dung phù hợp với người lao động, người sử dụng lao động cần tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động khi tham gia lao động, pháp luật về việc làm, an toàn vệ sinh lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, pháp luật công đoàn và các quy định khác của pháp luật về lao động… Trên cơ sở đó lựa chọn các hình thức phù hợp mang lại hiệu quả, đặc biệt, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL theo hướng gia tăng sự tương tác, trao đổi, chia sẻ thông tin đa chiều giữa cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp, sử dụng mạng xã hội (youtube, facebook, fanpage), sử dụng trí tuệ nhân tạo trong hỏi đáp pháp luật. Bên cạnh đó, thực hiện số hóa các tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên trang thông tin điện tử, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hỏi - đáp pháp luật về các lĩnh vực người dân và doanh nghiệp quan tâm.
3. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp trong đó có tập trung xây
6 dựng, bồi dưỡng, tập huấn, trang bị kiến thức cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật chuyên biệt về các lĩnh vực pháp luật về lao động, an sinh xã hội, việc làm…
4. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, bộ ngành liên quan và địa phương nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Theo đó xác định nhiệm vụ PBGDPL hiện nay không chỉ là trách nhiệm của các cấp, các ngành mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp, của người sử dụng lao động và người lao động, cán bộ công đoàn…
5. Phát huy vai trò của công đoàn trong công tác PBGDPL cho người lao động và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp. Các cấp chính quyền, lãnh đạo đơn vị tạo điều kiện, phối hợp với công đoàn để xây dựng các Tổ tuyên truyền pháp luật nhằm chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân viên chức lao động tại địa phương, đơn vị. Đặc biệt đối với các đơn vị ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công đoàn cơ sở cần chủ động trao đổi với người sử dụng lao động tổ chức định kỳ bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kinh nghiệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ cán bộ Công đoàn, chủ doanh nghiệp, làm rõ lợi ích của việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho công nhân lao động để có sự hỗ trợ và phối hợp thực hiện.
6. Gắn hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật lao động và pháp luật có liên quan trong doanh nghiệp. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến thực hiện chế độ, chính sách pháp luật đối với người lao động như các hành vi trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi tiền bảo hiểm xã hội, các vi phạm về điều kiện lao động,… bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của của người lao động. Đồng thời, đánh giá được thực trạng nhận thức, hiểu biết pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động để có kế hoạch, phương pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật phù hợp, hiệu quả./.