Mục tiêu giá trị của Amazon trong 5 năm gần đây

Một phần của tài liệu đối thủ cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh Amazon trong 5 năm gần đây (Trang 35 - 40)

Cho đến nay, Amazon đã và đang khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường trong nước và quốc tế, với một mục tiêu giá trị chủ yếu chính là mang tới cho khách hàng cơ hội chọn lựa chưa từng có và sự thuận tiện trong giao dịch.

 Thứ nhất, Amazon tạo sự thuận tiện cho khách hàng trong giao dịch thông tin. Ứng dụng tìm kiếm nội dung trong sách được đưa ra mang tên “ Search inside the book” giúp người đọc có thể dễ dàng trong việc tìm kiếm và mua bán sản phẩm. Bên cạnh đó, Amazon còn luôn đưa ra các gợi ý, cá nhân hóa, cá biệt hóa, đưa ra các đầu sách bán chạy cho người đọc có thể dễ dàng tìm được cuốn sách phù hợp với nhu cầu của bản thân. Ngoài ra, Amazon rất biết tận dụng lợi ích từ chợ điện tử zShop: Tăng độ nhận biết thương hiệu, tiếp cận khách hàng lớn hơn, tận dụng cơ sở của Amazon và tiếp cận cơ sở dữ liệu khách hàng của Amazon.

 Thứ hai đó là về quá trình quản lí phân phối sản phẩm. Tất cả sản phẩm của Amazon sẽ được giao miễn phí đến bất cứ nơi nào nếu giá trị trên 49 bảng Anh với chương trình Amazon Prime và Free Super Saver Delivery. Chỉ với một trang web duy nhất người mua có thể mua sản phẩm từ nhiều hãng khác nhau và đươc bảo hành từ A-Z cho các đơn hàng.

 Và cuối cùng là Amazon giúp cho người dùng giảm được các loại chi phí như chi phí tìm kiếm sản phẩm và chi phí kiểm tra giá cả. Đó là lợi thế của Amazon so với những nhà bán lẻ khác

Trong 5 năm gần đây, mục tiêu hàng đầu của Amazon chính là đầu tư cho chiến lược truyền thông. Công tác đẩy mạnh truyền thông của Amazon nhằm tăng lưu lượng truy cập của khách hàng vào các trang web, tạo nhận thức về các sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy mua hàng lặp lại, đồng thời phát triển các cơ hội gia tăng doanh thu sản phẩm, dịch vụ, tăng cường và mở rộng thương hiệu Amazon.com. Amazon chi rất nhiều tiền cho quảng cáo. Quảng cáo và các chi phí khuyến mại khác để tiếp thị sản phẩm và dịch vụ đã tiêu tốn của Amazon 6,3 tỷ đô la, 8,2 tỷ đô la và 11,0 tỷ đô la trong năm 2017, 2018 và 2019.

Mục tiêu thứ hai của Amazon chính là bán hàng cho Chính phủ Mỹ. Chính phủ Mỹ - khách hàng mua hàng hóa tiêu dùng lớn nhất thế giới, chi khoảng 50 tỉ đô la Mỹ mỗi năm để mua văn phòng phẩm bao gồm giấy bút, máy tính, phần mềm… cũng như các thiết bị và hàng hóa khác cho cỗ máy hành chính với hơn 21 triệu nhân sự vận hành

suôn sẻ. Trong những năm gần đây, tập đoàn Amazon đang nhắm đến các hợp đồng bán hàng béo bở cho các cơ quan chính phủ Mỹ, làm dấy các chỉ trích từ các nhà bán sỉ khác, cho rằng Amazon đang giành “chén cơm” của họ. Amazon bắt đầu tìm kiếm cơ hội kinh doanh với chính phủ Mỹ vài năm trước và năm 2017, Amazon đã ký một thỏa thuận bán hàng trong vòng 10 năm trị giá hơn 5,5 tỉ đô la Mỹ cho 1.500 cơ quan công quyền địa phương bao gồm 40 thành phố trong số 100 thành phố lớn nhất Mỹ

=> Những mục tiêu đó đã và đang giúp Amazon tiến gần hơn với mục tiêu trở thành “cửa hàng có mọi thứ trên đời” ( the everything store )

3.2. Mục tiêu chưa đạt được

Mục tiêu giá trị của một doanh nghiệp là điểm cốt yếu của mô hình kinh doanh. Mục tiêu giá trị được hiểu là cách thức để sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu giá trị – Value Propositions: mô tả lại những mục tiêu giá trị mà sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đã và đang tạo cho nhóm khách hàng mục tiêu. Nói cách khác, đây là lý do mà khách hàng chọn của công ty bạn thay vì công ty của đối thủ.

Mục tiêu giá trị của Amazon là:

“Trở thành nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu về các sản phẩm và dịch vụ thông tin, cụ thể là một số loại nội dung sở hữu trí tuệ được lưu trữ ở định dạng kĩ thuật số như ebook, bản PDF, bản ghi âm, video... phù hợp để bán trên Internet. Trọng tâm Amazon sẽ tập trung chủ yếu vào sách.”

Do sự xuất hiện của Prime là điểm sáng của Amazon. Nhờ vào độ tin cậy và thuận tiện của dịch vụ (hai ngày vận chuyển, thậm chí đôi khi nhanh hơn!) cùng với sự mềm lòng của người tiêu dùng khi cân nhắc đến chi phí chìm. Chí phí chìm (sunk cost) là chi phí bỏ ra và không thu hồi lại được, trong trường hợp của Prime thì phí nâng cấp 99 USD/năm chính là chi phí chìm. Vì bạn đã bỏ ra 99 USD để sử dụng dịch vụ trong một năm, nên không có lý do gì để bạn lựa chọn một nhà cung cấp khác ngoài Amazon cả. Có thể nói, Prime chính là “hàng rào” bảo vệ các sản phẩm tiêu dùng của Amazon trước sự cạnh tranh của thị trường. Giờ đây, người tiêu dùng lựa chọn Amazon không chỉ vì giá cả mà còn vì sự tiện ích của các dịch vụ hỗ trợ như Prime mang lại.

Tuy nhiên, ngành hàng tiêu dùng đồng thời cũng là lỗ hổng trong chiến lược của Amazon. Ngoài việc đây là ngành có nhu cầu cao, sự đa dạng sản phẩm sẽ tạo cơ hội cho các nhà bán lẻ khác tiếp cận với lượng thành viên của Prime và khiến họ nhận ra rằng ngoài Amazon vẫn có những lựa chọn khác thay thế. Do đó, Amazon rất chú trọng đầu tư vào lĩnh vực này để bảo vệ thị phần của mình. Điển hình là sự ra đời của AmazonFresh – dịch vụ giao và nhận mặt hàng thực phẩm dành riêng cho các thành viên Amazon Prime. AmazonFresh nhận được được nhiều khoản đầu tư lớn để mạnh tay chi tiêu vào những cải tiến như mở các cửa hàng tiện lợi và dịch vụ nhận hàng trực tiếp tại các cửa hàng theo giờ khách hẹn trước. Tuy nhiên dịch vụ nhận hàng trực tiếp vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm và hình thức cửa hàng tiện lợi vẫn chưa có tiến triển rõ ràng. Nhìn chung, có thể thấy Amazon vẫn đang cố gắng tìm mọi cách phát triển việc kinh doanh lĩnh vực hàng tiêu dùng nhưng vẫn chưa xác định được chiến thuật phù hợp nhất cho mình.

Trong 5 năm gần đây sự trỗi dậy của Amazon, dẫn đến sự lụi tàn của các nhà bán lẻ Sears, Toy 'R' Us và Barnes & Noble, đã khiến các nhà phê bình lo ngại về sức mạnh độc quyền, vấn đề thuế và hoạt động lao động - thậm chí là trách nhiệm của họ trong việc tăng giá bất động sản ở Seattle. Amazon đã có kế hoạch đầy tham vọng để xây dựng một trụ sở lớn thứ hai ở New York, nhưng đã hủy bỏ kế hoạch này vì sự phản đối quyết liệt từ các chính trị gia tiểu bang và địa phương. Vấn đề về ưu đãi thuế mà Amazon, một trong những công ty thành công nhất thế giới đang được hưởng lợi, là một chủ đề chung của giới phê bình. Trước những chỉ trích đó, Bezos đã bắt đầu hiện diện công khai nhiều hơn trên Twitter, chia sẻ những bức ảnh của cha mẹ và video về những con chó bị trượt chân ở Na Uy. Amazon cũng chiến đấu bằng tiền mặt, tăng gấp đôi cho việc vận động hành lang kể từ năm 2014 lên khoảng 14,4 triệu đô la vào năm 2018.

Bất chấp những nỗ lực đó, Amazon có một nhà chỉ trích mà họ không dễ thu phục: Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump trên Twitter đã cáo buộc Amazon sử dũng mức giá vận chuyển quá thấp từ Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ. Tổng thống Trump cũng thường xuyên gắn liền các hoạt động của Amazon với Washington Post, mặc dù tờ báo là một khoản đầu tư tư nhân, độc lập của Bezos, người đã mua nó vào năm 2013. Với khối tài sản trị giá gần 160 tỷ USD, Bezos 55 tuổi cũng phải đối mặt với các câu hỏi về hoạt động từ thiện tương đối hạn chế của mình. Tháng 9 năm 2018, người đàn ông

giàu nhất thế giới tuyên bố sẽ trao 2 tỷ đô la tài trợ cho một mạng lưới trường mầm non và giải quyết tình trạng vô gia cư ở Mỹ. Nhưng thay vì được hoan nghênh, cam kết của người sáng lập Amazon đã gặp phải sự chỉ trích dữ dội. Bezos đã nói rằng cách ông tham gia hoạt động từ thiện khác với hoạt động kinh doanh của mình, ông tập trung vào hiệu tác động tức thời thay vì những cái mang tính lâu dài. Thế giới sẽ chờ xem liệu chiến lược mới có còn thành công hay không. Để amazon thành công xây dựng trụ sở mới doanh nghiệp cần cần xem xét những địa phương đáp ứng đủ về điều kiện kinh tế và một số điều kiện về tuyển dụng lao động tuy nhiên amazon cần có những động thái tích cực hơn khi xây dựng trụ sở mới tại New York bởi New York là mảnh đất màu mỡ hơn nữa vị trí mà amazon lựa chọn gần các nhà máy bia, công viên của Long Island City và thuận tiện sử dụng các phương tiện công cộng. Giá thuê ở đây cũng thấp hơn khu Midtown Manhattan, nằm ngay phía bên kia sông Đông. Khu vực từng là vùng công nghiệp điểm nhấn, là chiếc đồng hồ đếm ngược thời gian tới khi nhiệm kì đầu tiên của tổng thống Mỹ Donald Trump kết thúc.

3.3. Biện pháp nâng cao giá trị của Amazon trong tương lai

 Phát triển đội ngũ Marketing, thúc đẩy quảng bá sản phẩm:

Trong thời kì 4.0 hiện nay, thị trường ngày càng phát triển nên chiến lược marketing lại càng trở nên quan trọng. Marketing giúp đưa sản phẩm tới gần hơn với người tiêu dùng, từ đó tăng sản lượng bán ra cũng như giúp mở rộng thị trường, tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng chính vì vậy, cần có một đội ngũ marketing với trình độ chuyên môn cao, hoàn thành tốt các công việc khảo sát thị trường, quảng cáo,...mà Amazon cần.

 Xây dựng hệ thống quản lý và giám sát sản phẩm:

Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời nó là nhân tố giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín để phát triển lâu dài. Vì vậy cần phải quản lý và giám sát sản phẩm một cách nghiêm ngặt, đảm bảo được chất lượng, đầu ra của các sản phẩm tiêu chuẩn, mới có thể giúp doanh nghiệp giữ vững phong độ cũng như nâng cao giá trị của Amazon.

Đưa ra chính sách về giá là bước vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Ngoài ra cần chú trọng thêm về các chính sách đổi trả, bảo hành. Không những thay đổi mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của khách hàng.

 Tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế:

Liên kết kinh tế là biện pháp nhằm đem lại lợi luận cho cả hai bên, có thể khai thác tốt nhất tiềm năng, thế mạnh của đối phương. Đồng thời, liên kết, hợp tác quốc tế giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng, sản lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu đối thủ cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh Amazon trong 5 năm gần đây (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w