4. Nhận xét rủi ro cạnh tranh – Đề xuất các biện pháp khắc phục rủi ro cạnh
4.1. Rủi ro cạnh tranh của Amazon có thể xảy ra trong tương lai
Rủi ro cạnh tranh về công nghệ:
Với khoa học kĩ thuật hiện đại và thế giới đang trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành công nghệ thông tin đang có xu hướng được ưa chuộng và được trọng dụng trong tương lai. Tuy nhiên đi cùng với sự phát triển bao giờ cũng có khó khăn và thách thức. Ta có thể thấy hiện nay trên mạng xã hội, trên nền tảng internet nói chung, xuất hiện nhiều trang web lậu xuất hiện tràn lan trên mạng; hơn nữa, nguồn lực của nhân viên ngành công nghệ thông tin đang bị khan hiếm, nhưng không có nghĩa là chúng mãi khan hiếm như thế. Có thể trong vài chục năm nữa, sẽ có hiện tượng khủng hoảng thừa đối với các nghề như: lập trình viên, chuyên viên thiết kế website, chuyên gia an ninh, an toàn thông tin,... dẫn đến sự tha hoá về ngành, xuất hiện thêm nhiều tin tặc mà Chính phủ không kiểm soát được. Vì vậy đây chính là một mối lo đối với những website thương mại điện tử, trong đó có Amazon. Hệ thống bán hàng có thể bị các tin tặc đột nhập và đánh cắp các dữ liệu trên hệ thống, khi đó thông tin về khách hàng, thông tin, biên lai thanh toán có thể bị truy xuất gây ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển của doanh nghiệp. Khi những dữ liệu đó không được bảo mật, sẽ gây mất niềm tin và thương hiệu doanh nghiệp đối với người tiêu dùng; và ảnh hưởng lớn hơn có thể là website có thể bị đánh sập gây tổn thất cả về tài chính của doanh nghiệp, có nguy cơ phá sản.
Hiện nay, Amazon đang áp dụng thêm mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C đối với một số ngành hàng như: thời trang, điện tử, đồ gia dụng. Với sự kết hợp của mô hình thương mại điện tử này, sự tham gia của nhiều nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử của Amazon là điều tất yếu, khi đó sẽ xuất hiện nhiều mặt hàng không qua đầy đủ các khâu kiểm định của Amazon, chất lượng sản phẩm có thể không được đảm bảo, khi đó uy tín của Amazon sẽ đi xuống, số lượng truy cập web giảm đi.
Ra đời cùng thời với eBay, nhưng Amazon hiện đang có chỗ đứng vững và phát triển hơn trong nghề, tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể đi theo vết xe đổ của eBay mà không lường trước được. Việc không đa dạng hoá các mặt hàng và làm mới giao diện trên website cũng đang là một điểm yếu đối với Amazon, lúc này, sự thu hút từ những người tiêu dùng dần bị giảm sút dẫn đến sự truy cập kém đến trang web.
Với mô hình kinh doanh của Amazon, hiện nay ở các nước trên thế giới cũng đã có những trang web bán hàng online phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng trong nước với chất lượng đảm bảo mà giá cả phải chăng, phương thức thanh toán đơn giản, trong khi đó, hàng của Amazon là hàng quốc tế, giá cả cao, phí ship cao và thời gian giao hàng khá lâu và phương thức thanh toán không đa dạng, phải thanh toán bằng thẻ tín dụng không phù hợp với đa số người tiêu dùng (với thu nhập vừa phải, những món hàng thiết yếu). Việc này có ảnh hưởng rất nhiều đến sự lâu bền của Amazon trong tương lai.
Rủi ro cạnh tranh ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan đến Chính phủ:
Tranh cãi về thuế: Việc tránh thuế ở Anh, Mỹ, Nhật Bản đã gây ra dư luận tiêu cực cho Amazon. Tổng thống Trump đã chỉ trích Amazon về thuế trên mạng truyền thông và xã hội (năm 2019)
Theo quy định của Chính phủ: Amazon không được giao hàng đến các quốc gia: Cuba, Iran, Triều Tiên, Sudan, Styria. Đây cũng là một cản trở đối với việc mở rộng thị trường cạnh tranh của Amazon.
Mới đây vào ngày 25/7/2021, Amazon đã bị nghị sỹ Mỹ Elizabeth Warren cáo buộc có hành động trốn thuế với chiêu thức “chuyển giá, né thuế”
Năm 2018, Dữ liệu ProPublica và Lynnley Browning - phóng viên mảng thuế của Business Insider cũng cho biết Jeff Bezos - nhà sáng lập và cựu CEO Amazon - đã trốn đóng thuế thu nhập
→ Giảm uy tín đối với khách hàng.
=> Với vị trí đầu tiên trong danh sách người giàu nhất thế giới của Forbes thì đây sẽ là tin tức khiến dư luận đặt ra dấu hỏi liệu vị trí đó có thực sự xứng đáng với Jeff Bezos. Thêm vào đó, cũng gây ra ảnh hưởng tiêu cực làm giảm uy tín của doanh nghiệp Amazon