Tác động của môi trường ngành

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của môi trường ngoại vị đến hoạt động của công ty cổ phần truyền thông quốc tế sao mai (Trang 38 - 40)

2.2.2.1. Khách hàng

Khách hàng tác động tới công ty bằng cách ép giá xuống, đòi hỏi nâng cao chất lượng hay nhiều dịch vụ hơn và buộc các đối thủ trong ngành phải cạnh tranh với nhau - tất cả vấn đề này đều làm giảm lợi nhuận của công ty.

Khách hàng sẽ có sức mạnh trong thương lượng khi:

 Mua số lượng lớn so với doanh số của công ty: khi một tỷ lệ lớn doanh số được bán cho một khách hàng, tầm quan trọng của khách hàng này sẽ được nâng cao.  Sản phẩm mua từ ngành chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí hay trong tổng thu mua của khách hàng: khi đó khách hàng sẽ bỏ nhiều nguồn lực để mua dịch vụ với mức giá có lợi và mua có lựa chọn.

 Dịch vụ khách hàng mua của công ty là dịch vụ chuẩn hóa hoặc không có đặc trưng khác biệt: khi đó, khách hàng chắc chắn có thể tìm dịch vụ tương tự từ các nhà cung cấp thay thế.

 Khách hàng chỉ phải bỏ rất ít chi phí chuyển đổi: khi khách hàng phải gánh chịu một mức chi phí cao do thay đổi nhà cung ứng sẽ khiến người mua khó từ bỏ nhà cung ứng hiện thời.

 Khách hàng đe dọa tích hợp ngược: nếu khách hàng hoặc tích hợp một phần hoặc toàn bộ, họ sẽ có thế mạnh để đòi hỏi sự nhượng bộ từ công ty.

Nền kinh tế của toàn cầu đang đi xuống, cũng như các quốc gia khác Việt Nam bị các yếu tố ngoại vi ảnh hưởng. Điều này khiến các doanh nghiệp thu hẹp quy mô kinh doanh, sản xuất dẫn đến giảm nhu cầu và sản lượng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên Việt Nam là một trong số ít các nước có mức tăng trưởng dương trong chu kì kinh tế này. Đây là một cơ hội tốt giúp thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Vì là doanh nghiệp mới gia nhập vào thị trường nên các công ty nước ngoài này cần truyền thông, quảng cáo để được người tiêu dùng biết đến và sử dụng sản phẩm. Điều này làm tăng nhu cầu truyền thông, quảng cáo giúp ngành truyền thông đi lên. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước có xu hướng tìm các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt với mức chi phí hợp lí để tối đa hóa lợi nhuận . Tất

cả đòi hỏi công ty CP truyền thông quốc tế Sao Mai phải đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và đưa ra mức giá hợp lý để thu hút khách hàng. 2.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Trong hầu hết các ngành, hành vi cạnh tranh của một công ty có ảnh hưởng rõ rệt đến các đối thủ, điều này có nghĩa là các đối thủ trong ngành có sự phụ thuộc lẫn nhau. Cường độ cạnh tranh trong ngành truyền thông giữa các đối thủ phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

Số lượng v quy mô c c đối thủ cạnh tranh trong ng nh:

Hiện nay ngành truyền thông đang vô cùng phát triển với sự tham gia của các công ty lớn như VNG, VCCorp, Admicro, SONA Agency... Đây là các công ty với với quy mô rộng khắp toàn quốc cùng với sức mạnh công nghệ và sự sáng tạo không ngừng.

Mức tăng trưởng của ng nh:

Báo cáo mới do Magna công bố cho thấy thị trường quảng cáo toàn cầu đã giảm -4.4% xuống còn 569 tỷ USD trong bối cảnh suy thoái do Covid gây ra. Tuy nhiên, các yếu tố của quảng cáo truyền thông kỹ thuật số tự nhiên (digital media organic) lại tăng trưởng mạnh bất chấp tác động tiêu cực của dịch Covid-19.

Đại dịch đã tạo nên một sự tăng tốc mạnh mẽ cả về nguồn cung (việc sử dụng phương tiện kỹ thuật số, người dùng, thương mại điện tử) và nhu cầu (các doanh nghiệp sử dụng phương tiện truyền thông để duy trì, phát triển hoạt động kinh doanh của họ).

Ngành truyền thông tăng trưởng cao giúp công ty có nhiều cơ hội để đáp ứng với nhu cầu đang tăng lên nhanh chóng.

Đặc trưng của dịch vụ:

Nếu dịch vụ của các công ty cùng ngành không có đặc trưng khác biệt cao, cùng với chi phí chuyển đổi thấp thì tất yếu sẽ có một cuộc cạnh tranh sống còn về giá cả.

Khối lượng chi ph cố định hoặc lưu kho cao:

Chi phí cố định cao tạo áp lực buộc công ty phải tăng công suất tối đa và nó dẫn đến tình trạng giảm giá ào ạt khi các công ty khác đều tăng công suất đến mức dư thừa. Những đối thủ cạnh tranh đa dạng:

Các đối thủ khác nhau về chiến lược cạnh tranh, định hướng phát triển, các mục tiêu, ... có thể liên tục đối đầu với nhau. Bên cạnh đó, các đối thủ nước ngoài cũng bổ sung sự đa dạng cho các ngành bởi các công ty này có các mục tiêu khác so với đối thủ địa phương.

 C c r o cản rút lui khỏi ng nh:

Những yếu tố kinh tế, chiến lược và tình cảm giúp công ty tiếp tục cạnh tranh trong ngành mặc dù có thể có lợi nhuận thấp hoặc thua lỗ. Những rào cản rút lui thường là: các tài sản chuyên môn hóa, chi phí cố định cho việc rút lui (thỏa thuận về lao động, chi phí tái xây dựng, bảo quản linh kiện, …), quan hệ chiến lược (mối quan hệ qua lại giữa công ty và các đơn vị kinh doanh khác liên quan đến hình ảnh, khả năng marketing, tiếp cận thị trường tài chính, các trang thiết bị chung, …), các rào cản tinh thần (tên tuổi của công ty, sự gắn bó với nhân viên, …), chính sách hạn chế của nhà nước và xã hội.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của môi trường ngoại vị đến hoạt động của công ty cổ phần truyền thông quốc tế sao mai (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)