C c đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: bao gồm các công ty hiện tại chưa gia nhập ngành nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành. Đây là đe dọa cho các công ty hiện tại trong ngành. Thông thường các công ty gia nhập sau sẽ thường gặp những bất lợi do sự cạnh tranh của những công ty đàn anh đi trước, tuy nhiên khi đã quyết định gia nhập vào một ngành nào đó thì các công ty này thường phải dựa trên một lợi thế nhất định nào đó. Lợi thế đó cho phép công ty tạo ra sự khác biệt hóa so với các công ty đi trước, đôi khi lợi thế đó còn tạo ra lợi thế cạnh vượt trội đe dọa các công ty đang tồn tại trong ngành. Trước đây, các công ty hiện tại trong ngành luôn cạnh tranh với nhau, giành giật thị phần thì nay các công ty hiện tại cố gắng ngăn cản các đối thủ tiềm ẩn muốn gia nhập ngành bởi vì
càng nhiều công ty tham gia trong một ngành sản xuất thì cạnh tranh càng khốc liệt hơn, thị trường và lợi nhuận sẽ bị chia sẻ, khi đó vị trí của công ty sẽ thay đổi. [9]
Mức độ thuận lợi và khó khăn cho việc nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn phụ thuộc phần lớn vào hàng rào gia nhập một ngành công nghiệp. R o cản gia nhập bao gồm các yếu tố dưới đây:
Những ưu thế tuyệt đối về chi ph : Sự đi trước về mặt công nghệ, sở hữu những phát minh sáng chế; kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất và quản trị doanh nghiệp; nguồn nhân lực có kinh nghiệm; đội ngũ lao động lành nghề… cho phép doanh nghiệp sản xuất với mức chi phí thấp hơn, hiệu quả cao hơn.
Sự kh c biệt hóa sản phẩm v sự trung th nh của kh ch h ng đối với nhãn hiệu h ng hóa của doanh nghiệp: Nếu sản phẩm hàng hóa của công ty có sự khách biệt hóa lớn và sự khác biệt hóa này dựa trên những yếu tố hay năng lực cạnh tranh đặc biệt của công ty, đồng thời sự khác biệt hóa này tạo ra sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu sản phẩm và công ty thì khi đó công ty sẽ ít phải lo lắng về sự cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, chi phí cho một chiến lược khác biệt hóa là rất cao và theo đuổi chiến lược này cũng rất mạo hiểm.
T nh kinh tế nhờ quy mô: Các chi phí về sản xuất, phân phối, bán, quảng cáo, dịch vụ, nghiên cứu… trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm với sự gia tăng số lượng bán. Hay nói cách khác số lượng sản xuất và bán hàng tăng lên thì chi phí cho một đơn vị sản phẩm giảm đi.
Kênh phân phối chủ yếu đã được thiết lập của các công ty hiện tại cũng là một vật cản đối với các doanh nghiệp muốn nhảy vào chia sẻ thị trường.
Một yếu tố nữa cần cân nhắc là phản ứng của c c công ty trong ng nh trước sự đe dọa của c c đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Thông thường, trong ngành, các đối thủ hiện tại cạnh tranh với nhau để giành giật thị phần, tăng doanh số và lợi nhuận; tuy nhiên, trước sự đe dọa của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các doanh nghiệp trong ngành thường có xu hướng liên kết với nhau để cùng chống lại sự đe dọa đó.
Đây cũng là một trong những lý do hình thành nên các tổ chức, hiệp hội… nhằm tăng cường sức cạnh tranh của các công ty hiện tại trong ngành.