Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của môi trường ngoại vị đến hoạt động của công ty cổ phần truyền thông quốc tế sao mai (Trang 25 - 26)

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp là toàn bộ các công ty cùng sản xuất và kinh doanh loại hàng hóa dịch vụ hoặc hàng hóa dịch vụ có thể thay thế nhau được cho cùng một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại quyết định tính chất và mức độ tranh đau hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành. Cạnh tranh giữa các công ty trong cùng một ngành sản xuất thường bao gồm các nội dung chủ yếu: cơ cấu cạnh tranh của ngành, tình trạng cầu của ngành và các hàng rào lối ra (hay rào cản rút lui ngành).

Tình trạng cầu của ngành:

Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng, số lượng đối thủ cạnh tranh... Tình trạng cầu của một ngành là một yếu tố quyết định khác về tính mãnh liệt trong cạnh tranh nội bộ ngành. Thông thường, cầu tăng tạo cho doanh nghiệp một cơ hội lớn để mở rộng hoạt động. Ngược lại, cầu giảm dẫn đến cạnh tranh khốc liệt để các doanh nghiệp giữ được thị phần đã chiếm lĩnh.

Cấu trúc của ngành:

Cơ cấu cạnh tranh thay đổi từ ngành sản xuất phân tán tới ngành sản xuất tập trung. Thông thường ngành riêng lẻ bao gồm một số lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có một doanh nghiệp nào trong số đó có vị trí thống trị ngành. Trong khi đó một ngành tập trung có sự chi phối bởi một số ít doanh nghiệp lớn, thậm chí chỉ một doanh nghiệp duy nhất được gọi là độc quyền.

Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại

Ngành tập trung là ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi phối, thậm chí chỉ có một doanh nghiệp duy nhất (Độc quyền – Monopoly)

Các rào cản rút lui (Exit Barries):

Giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn. Vấn đề này sẽ thật sự quan trọng trong trường hợp cầu của ngành giảm sút. Nếu rào cản rút lui thấp các doanh nghiệp sẽ dễ dàng rời bỏ ngành khi ngành có biến động hoặc không còn hấp dẫn. Nếu rào cản rút lui cao các doanh nghiệp phải rất cân nhắc khi rút lui khỏi ngành kinh doanh. Rào cản rút lui cao cùng với cầu trong ngành giảm sút có thể dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty trong ngành. Rào cản rút lui có thể bao gồm một số rào cản sau:

Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư Ràng buộc với người lao động

Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder) Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của môi trường ngoại vị đến hoạt động của công ty cổ phần truyền thông quốc tế sao mai (Trang 25 - 26)