3.1.2.1. Khách hàng
Công ty CP truyền thông quốc tế Sao Mai đã có những biện pháp để ứng phó với tác động của khách hàng. Vì khách hàng hiện nay đang có xu hướng tìm những sản phẩm, dịch vụ có chi phí thấp mà vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nên công ty CP truyền thông Quốc tế Sao Mai đã có những phương pháp, cách thức quản trị hiệu quả để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng bằng cách thúc đẩy chất lượng dịch vụ và đưa ra mức chi phí phù hợp nhằm thu hút các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của công ty. Bên cạnh đó, công ty còn tìm các công ty truyền thông khác kết hợp để đạt được hiệu quả quảng cáo cao hơn như: OhYeah, Inspirato, AkaDigital, The Purpose Group, Circus Digital, …
3.1.2.2. Đối thủ cạnh tranh
Với các đối thủ cạnh tranh lớn, công ty CP truyền thông Quốc tế Sao Mai đã nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: về cách đối thủ tiếp thị, giá cả dịch vụ đối thủ đưa ra, hệ thống đại lý phân phối, trang thiết bị được cải tiến… để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ. Từ đó, công ty đã thay đổi chiến lược kinh doanh dựa trên thông tin thu được. Lập ra danh sách những gì có thể học hỏi từ đối thủ và tìm ra kẽ hở để thâm nhập vào thị trường. Công ty đã tìm cách để vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh về tạo ra giá trị khách hàng và sự hài lòng cho khách hàng.
Ngoài ra, công ty cũng tìm hiểu kĩ các đối thủ tiềm ẩn, kiểm soát các nguồn lực quý, hiếm. Công ty còn thiết lập các chi phí chuyển đổi, giảm chi phí cố định nhằm gây áp lực, hạn chế số lượng đối thủ tiềm ẩn gia nhập ngành.
3.1.2.3. Sản phẩm thay thế
Công ty CP Truyền thông Quốc tế Sao Mai đã đi song song việc phát triển dịch vụ và cải tiến khoa học – công nghệ nhằm tạo ra lợi thế lớn so với các dịch vụ thay thế hiện nay. Công ty đã cải thiện mối quan hệ chất lượng/giá thành. Bên cạnh đó,
công ty còn marketing quan hệ khách hàng nhằm giữ chân khách hàng hiện tại và tìm ra các khách hàng tương lai. Biến dịch vụ của công ty thành một dịch vụ khó có khả năng thay thế giúp sản phẩm tồn tại lâu hơn và thành công hơn trên thương trường.
3.1.2.4. Nhà cung ứng
Do tỷ lệ lạm phát tăng nên mức chi phí về giá vốn nguồn nguyên vật liệu và chi phí quản lý tăng cao, công ty CP Truyền thông Quốc tế Sao Mai đã tìm các nguồn cung ứng với chất lượng tốt và mức giá phù hợp với dịch vụ. Công ty lựa chọn nhà cung cấp đáp ứng được các tiêu chí:
Chất lượng sản phẩm/dịch vụ tốt Tỷ lệ sản phẩm, dịch vụ lỗi thấp Thời gian giao hàng nhanh Chính sách bảo hành chu đáo Chi phí sản phẩm, dịch vụ phù hợp
Công ty mở rộng dần số lượng nhà cung cấp để lựa chọn đối tác kinh doanh phù hợp, tận dụng các mối quan hệ, tiếp cận được những nhà cung ứng tốt nhất qua bạn bè, người thân giới thiệu, tránh những nhà cung ứng chỉ biết đến lợi ích của mình.
3.1.3. Kiến nghị
Theo những phân tích ở trên chúng ta thấy được truyền thông, quảng cáo trong công ty CP Truyền thông Quốc tế Sao Mai đang tồn tại nhiều vấn đề. Và điều này ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của công ty, đặc biệt là trong thời điểm hiện tại.
Đầu tiên, công ty cần nghiên cứu kỹ càng thị trường, xây dựng chính sách sản phẩm, xây dựng chính sách giá cả hợp lý, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả.
Công ty cần xây dựng và hoàn thiện một hệ thống TTNB cho công ty bao gồm từ việc định hướng các bên liên quan, sự nhất quán trong các phương tiện truyền thông, sự liên kết các chiến lược, cơ sở hạ tầng cho truyền thông đến việc tạo cơ chế chia sẻ thông tin trong tổ chức. Xây dựng môi trường làm việc có tính năng
động, cạnh tranh song cũng không mất đi yêu cầu về sự trao đổi hợp tác trong quá trình làm việc.
Tìm các nguồn cung ứng với chất lượng tốt hơn, giá thành phù hợp.
Sử dụng kết hợp nhiều công cụ truyền thông marketing. Công ty nên mở rộng thêm hình thức truyền thông qua Blog. Bởi hiện nay Blog đang là 1 cộng đồng được nhiều người quan tâm. Việc sử dụng Blog để truyền thông sẽ đem lại hiệu quả cao cũng như tạo được sự thân thiện với người tiêu dùng.
Đẩy mạnh việc sử dụng và nâng cao hiệu quả các công cụ truyền thông: quảng cáo, marketing trực tiếp, khuyến mại,…
Áp dụng mọi biện pháp giữ vững thị trường và khách hàng quan trọng khách hàng lớn, các đầu mối trung chuyển hàng hoá. Nghiên cứu để hình thành nên các cam kết với khách hàng có quan hệ thường xuyên nhằm đảm bảo hai bên phát triển cùng có lợi.
Công ty cần tăng thêm khả năng cung ứng các sản phẩm thay thế Đa dạng hóa nguồn cung ứng và hệ thống phân phối
Tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành, các buổi hội thảo qua đây tiếp xúc với khách hàng tiềm năng và nhu cầu khách hàng. Đồng thời đây là cơ hội để khách hàng hiểu biết hơn nữa về dịch vụ của công ty, từ đó gợi mở nhu cầu, biến nhu cầu thành sức mua thực tế.
Xây dựng các kịch bản ứng phó với ảnh hưởng của môi trường vĩ mô. Huy động vốn đầu tư và hợp tác với các công ty khác để trao đổi, phát triển trong hệ thống kinh doanh sản xuất.
C.KẾT LUẬN
Việc phân tích sự ảnh hưởng của môi trường kinh doanh là một yêu cầu không thể thiếu được trong công tác quản trị doanh nghiệp vì hệ thống các yếu tố môi trường là một thực thể phức tạp, biến động liên tục theo thời gian. Các yếu tố môi trường có thể được chia thành môi trường bên ngoài và môi trường bên trong. Việc phân tích môi trường bên ngoài bao gồm cả cấp độ môi trường vĩ mô và môi trường vi mô nhằm mục đích nhận thức được cơ hội và nguy cơ mà công ty đang hoặc sẽ gặp phải trong quá trình hoạt động của nó. Đặc biệt là tiền đề cho việc hoạch định chiến lược. Phân tích các tác động vĩ mô bao gồm phân tích sự tác động của các yếu tố như điều kiện kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hoá xã hội và công nghệ đối với hoạt động của công ty. Tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng công ty mà các tác động vĩ mô khác nhau về mức độ và tính chất tác động. Thường thì công ty không thể thay đổi được các điều kiện vĩ mô, mà phụ thuộc vào nó. Ngoài ra một số đặc điểm khác nữa cần lưu ý là các ảnh hưởng vĩ mô thường có tính lâu dài hơn so với cấp độ môi trường khác. Phân tích môi trường vi mô (môi trường ngành nhằm nhận thức được năm áp lực cạnh tranh hiện tại và tương lai đang đe doạ công ty bao gồm: Áp lực cạnh tranh của các công ty/doanh nghiệp trong ngành, nguy cơ xâm nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, áp lực từ phía nhà cung cấp, áp lực từ phía khách hàng và áp lực của sản phẩm thay thế. Khi áp lực từ các yếu tố nào đó trong năm yếu tố này tăng lên thì càng có nguy cơ làm giảm mức lợi nhuận của công ty và ngược lại khi áp lực từ các yếu tố này giảm thì đó là cơ hội quan trọng để công ty tăng lợi nhuận. Việc phân tích môi trường cạnh tranh cho thấy bản chất của các áp lực và cơ chế tác động của nó để giúp công ty hình thành chiến lược nhằm đối phó có hiệu quả với các lực lượng cạnh tranh.
Công tác phân tích môi trường ngoại vi có ý nghĩa hết sức đặc biệt trong sự tồn tại và phát triển của công ty. Một công ty muốn có một thị phần cũng như một chiến lược kinh doanh phù hợp thì phụ thuộc rất nhiều vào việc phân tích môi trường ngoại vi.
Để có thể phân tích, xem xét môi trường thì người ta cần phải nắm bắt được thực trạng môi trường hiện tại, để có thể đề ra những quyết dịnh phù hợp, những sách lược đúng đắn mới tạo ra được kết quả tốt, tận dùng nguồn tài nguyên hợp lý để thắt chặt nhất chi phí và có lợi nhuận cao nhất.
Khi nói đến quá trình kinh doanh sản xuất thì nhà quản trị phải nắm bắt được thị trường cũng như sự vận động của chúng để từ đó mới đề ra được những chiến lược phù hợp với doanh nghiệp tránh tình trạng thất thoát do những tính toán sai và không hợp lý.
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Đức Tâm, 2013, B i giảng quản trị học, NXB Trường đại học Tài Chính-
Marketing
[2] Lê Hồng Kỹ, 2016, Môi trường kinh doanh, truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2021, từ https://vietnambiz.vn/moi-truong-kinh-doanh-business-environment
[3] Nguyễn Văn Phi (2007), Môi trường vĩ mô, truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2021 https://luathoangphi.vn/moi-truong-vi-mo-la-gi/
[4] Phùng Thị Hiền (2005), C c nhóm yếu tố môi trường vĩ mô.
[5] PGS.TS. Ngô Kim Thanh (2009), Gi o trình Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
[6] Phạm Công Thành (2012), Điều luật trong kinh doanh.
[7]GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn (2017), Hệ thống ph p luật, truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2021 https://www.tapchicongsan.org.vn
[8] Lưu Quốc Vũ (2018), T c động của môi trường vĩ mô đến doanh nghiệp, NXB Khoa học và kỹ thuật.
[9] Phùng Thị Hiền (2009), Tiểu luận ‘Môi trường vĩ mô”. [10] Ts. Hạ Thị Thiều Dao (2017), Kinh tế vĩ mô.
[11] Fred david (2010), Strategic management – Crafting & executing strategy.