Hiện nay có một số công ty mới gia nhập ngành như: công ty CP dịch vụ quảng cáo và truyền thông Admotion, Olive media & Entertaiment service co, công ty TNHH Moonlife quốc tế, Fam media, … mang theo năng lực sản xuất mới, khát vọng chiếm thị phần, có nhiều nguồn lực đáng kể khiến giá bị ép xuống và chi phí bị đội lên làm giảm lợi nhuận. Rào cản gia nhập càng cao khiến mối đe dọa từ các gia nhập mới sẽ càng thấp.
Về cơ bản có thể xác định 6 loại rào cản gia nhập ngành:
Lợi thế kinh tế theo quy mô: các đối thủ mới gia nhập có quy mô lớn hoặc với quy mô nhỏ sẽ chịu bất lợi về chi phí.
Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu: tương ứng với yêu cầu về tài chính cần thiết để đầu tư và xâm nhập vào một ngành kinh doanh. Lượng vốn đầu tư này được tính bằng số năm doanh thu và biến đổi rất mạnh phụ thuộc vào công nghệ và quy mô hoạt động trong ngành. Vốn cần thiết không chỉ cho các phương tiện sản xuất mà còn cho các hoạt động bán chịu, dự trữ kho hoặc bù lỗ khi các công ty mới thành lập.
Đặc trưng của sản phẩm: khả năng công ty cung cấp cho khách hàng những dịch vụ mang tính khác biệt so với các đối thủ khác về chất lượng dịch vụ và giá cả thấp hơn.
Chi phí chuyển đổi: chi phí một lần mà khách hàng phải đối mặt khi chuyển sang sử dụng dịch vụ từ sang một nhà cung cấp khác. Chi phí chuyển đổi bao gồm các chi phí tái đào tạo nhân viên, thiết bị phụ trợ mới, chi phí và thời gian kiểm tra chất lượng nguồn cung mới, thiết kế dịch vụ. Chi phí chuyển đổi cao giúp công ty giữ chân được khách hàng hiện tại.
Tiếp cận các kênh phân phối: Do các kênh phân phối hiện tại đã được các công ty hiện có sử dụng, buộc các công ty gia nhập mới phải cố gắng thuyết phục các kênh phân phối vốn đã ổn định này bằng việc phá giá hay chi tiêu cho quảng cáo nhiều hơn và điều này tất yếu làm giảm lợi nhuận của các gia nhập mới.
Hiện nay trong ngành truyền thông loại rào cản này đã bị vô hiệu hóa bằng cách sử dụng Internet để tiếp cận trực tiếp với khách hàng mà không cần qua các kênh phân phối truyền thống.
Chính sách của chính phủ: Chính phủ có thể hạn chế hoặc cấm tuyệt đối các doanh nghiệp gia nhập mới vào ngành truyền thông do yếu tố về kinh tế - chính trị.
Cùng với sự phát triển của ngành cũng khiến nhiều công ty truyền thông được thành lập và “tấn công” vào thị trường Việt Nam trong những năm gần đây. Áp lực từ cơ cấu cạnh tranh ngành, thực trạng cơ cấu của ngành, hàng rào, số lượng doanh nghiệp cùng ngành khiến công ty phải tìm cách khắc phục khó khăn.