MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH YÊN BÁ
2.3.4. Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý tiền DVMTR tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bá
rừng tỉnh Yên Bái
Một là, đôi khi việc triển khai thực hiện các bước trong việc lập kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch thu chi tiền DVMTR còn chậm tiến độ.
Hai là, một số cơ sở sử dụng DVMTR chưa nghiêm túc trong việc chấp hành thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, lấy nhiều lý do để trì hoãn việc nộp tiền chi trả DVMTR, dẫn đến kế hoạch thu của Quỹ BV&PTR đối với một số cơ sở này chưa đảm bảo được yêu cầu đề ra. Việc thực hiện trách nhiệm kê khai và nộp tiền ủy thác của một số cơ sở sử dụng DVMTR còn chậm, chưa kịp thời theo tiến độ quy định..
Ba là, việc đánh giá chất lượng rừng cung ứng và được chi trả tiền DVMTR chưa được chú trọng và thực hiện.
Bốn là, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách DVMTR còn chưa đáp ứng yêu cầu.
Năm là, việc áp dụng các hình thức chi trả tiền DVMTR còn nhiều vướng mắc, hạn chế: Việc chi trả tiền DVMTR cho người dân qua hệ thống tài khoản ngân hàng, Viettelpay, Bưu điện là rất công khai, minh bạch và an toàn. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như: người dân không có chững minh thư, không biết chữ thì không mở được tài khoản để nhận tiền DVMTR.
2.3.4. Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý tiền DVMTR tại Quỹ Bảo vệvà Phát triển rừng tỉnh Yên Bái và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái
2.3.4.1. Thứ nhất, các văn bản quy định về cơ chế, thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng liên tục thay đổi trong giai đoạn 2017-2019. Bên cạnh đó việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện còn chưa đồng bộ, vẫn còn nhiều bất cập khi áp dụng vào thực tiễn.
- Quy định mức chi trả tiền DVMTR đối với cơ sở sản xuất thủy điện cố định là 36 đồng/kwh theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP. Tuy nhiên, đến nay giá thành điện thương phẩm bán cho người dân sử dụng đã tăng hơn 40% so với thời điểm ban hành Nghị định. Nhưng đến nay vẫn chưa thể sửa đổi lại mức chi trả để phù hợp với tình hình thực tế.
- Quy định về việc sử dụng tiền DVMTR của các chủ rừng tại điểm c khoản 2 Điều 15, Nghị định 99/2010/NĐ-CP còn chưa cụ thể, đặc biệt là chưa có quy định đối với các chủ rừng là tổ chức không thuộc Nhà nước; riêng đối với chủ rừng là tổ chức nhà nước còn quy định chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể các nội dung được sử dụng, nhất là nguồn thu tương ứng với diện tích mà các chủ rừng là tổ chức nhà nước tự quản lý bảo vệ, gây lúng túng cho các chủ rừng, làm chậm tiến độ giải ngân tiền DVMTR phục vụ cho bảo vệ rừng.
- Quy định mức trích lập dự phòng không quá 5% và sử dụng kinh phí dự phòng tại điểm b khoản 2 Điều 15 là quá thấp và chỉ được hỗ trợ trong trường hợp có thiên tai, khô hạn là không phù hợp và rất khó thực hiện. Cần nâng mức trích lập quỹ dự phòng và mở rộng phạm vi, đối tượng, nội dung được phép sử dụng kinh phí dự phòng; đồng thời cho phép UBND các tỉnh được quyền chủ động, linh hoạt điều tiết từ lưu vực có mức chi trả cao sang lưu vực có mức chi trả thấp.
- Việc quy định về đánh giá chất lượng rừng cung ứng DVMTR đã có. Tuy nhiên hướng dẫn thực hiện còn chung chung, chưa được cụ thể. Từ đó dẫn tới việc lúng túng trong quá trình thực hiện đánh giá chất lượng rừng cung ứng DVMTR.
2.3.4.2. Thứ hai, chế tài xử lý đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng còn chưa đủ sức răn đe. Các cơ quan có thẩm quyền chưa vào cuộc để
xử lý triệt để tình trạng nợ đọng tiền DVMTR.
2.3.4.3. Thứ ba, do số lượng người làm việc hiện nay tại Quỹ chỉ có 17 người mà khối lượng công việc rất lớn, địa bàn công tác trên cả tỉnh nên việc đánh giá chất lượng rừng cung ứng và được chi trả tiền DVMTR chưa được chú trọng và thực hiện.
2.3.4.4. Thứ tư, việc sắp xếp cán bộ viên chức và người lao động của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái phần lớn được điều chuyển từ Trung tâm Quy hoạch thiết kế nông lâm nghiệp tỉnh Yên Bái với trình độ, bằng cấp không chỉ riêng về Lâm nghiệp. Bên cạnh đó, do tính chất công việc trước đây và bây giờ khác nhau nên phải có thời gian để làm quen với công việc mới.
2.3.4.5. Năm là ciệc chi trả tiền DVMTR cho người dân qua hệ thống tài khoản ngân hàng, Viettelpay, Bưu điện là rất công khai, minh bạch và an toàn. Tuy nhiên:
- Đối với tài khoản ngân hàng và Viettelpay: yêu cầu rất khắt khe về việc mở tài khoản để nhận tiền DVMTR, phải có chứng minh thư nhân dân, biết chữ để ký tên... Trong khi phần lớn người dân được chi trả tiền DVMTR là người dân tộc thiểu số, kém hiểu biết.
- Mức phí khi chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng qua hệ thống Bưu điện tương đối cao, gây lãng phí nguồn lực.
CHƯƠNG 3