Kinh nghiệm của tỉnh Kon Tum:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH YÊN BÁI (Trang 32 - 34)

Việc quản lý tiền DVMTR ở tỉnh Kon Tum đã có tác động tích cực đến công tác quản lý, BV&PTR của địa phương. Đến nay tổng diện tích cung ứng

DVMTR đạt trên 360 nghìn ha, bằng khoảng 60% diện tích rừng của tỉnh. Thực tế cho thấy, chính sách này đang tạo lập cơ sở kinh tế bền vững để các chủ rừng và người dân địa phương yên tâm BV&PTR .

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã giao khoán quản lý bảo vệ tổng diện tích trên 202 nghìn ha; với đơn giá chi trả bình quân từ 200 nghìn đến 380 nghìn đồng/ha/năm, gần 9.000 hộ dân nhận khoán quản lý bảo vệ rừng ở tỉnh Kon Tum có thêm nguồn thu bình quân mỗi hộ từ 4 đến 6,5 triệu đồng.

Thấy được lợi ích, cùng với bảo vệ rừng, người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đã tích cực tham gia vào việc trồng và chăm sóc rừng. Chỉ riêng trong năm 2016, người dân địa phương phối hợp với một số đơn vị chủ rừng đã thực hiện việc chăm sóc 1,7 nghìn ha rừng, đồng thời trồng mới trên 1,2 nghìn ha rừng thay thế.

Cùng với việc tạo lập cơ sở kinh tế, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân, tiền DVMTR cũng đang giúp các chủ rừng vốn đang rất khó khăn, hằng năm có thêm nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng. Theo các Công ty Lâm nghiệp tại địa phương, khi chưa có chính sách chi trả DVMTR, ngân sách hằng năm cấp cho DN phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng chỉ có 15 nghìn đồng/ha. Hiện nay, số tiền này là trên 200 nghìn đồng, có vùng đạt trên 300 nghìn đồng. Ví dụ như vườn quốc gia Chư Mom Ray mỗi năm được cấp thêm kinh phí trên 3 tỷ đồng, nên công tác bảo vệ rừng thuận lợi hơn. Chính sách chi trả DVMTR giúp đơn vị chủ động hơn trong việc triển khai hoạt động quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là chi cho các hoạt đồng tuần tra, kiểm soát. Tác động tích cực khác của DVMTR là tăng hiệu quả giao khoán với nguồn thu đáng kể cho các hộ gia đình địa phương đang gặp khó khăn trong cuộc sống. Theo thống kê, 5 năm qua, Quỹ BV&PTR tỉnh Kon Tum đã giải ngân cho các chủ rừng tới gần 400 tỷ đồng, UBND cấp xã giải

ngân hơn 43 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH YÊN BÁI (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w