Phương hướng hoàn thiện quản lý tiền dịch vụ môi trường rừng tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH YÊN BÁI (Trang 61 - 63)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠ

3.1.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý tiền dịch vụ môi trường rừng tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bá

đến năm 2025

- Huy động tối đa các nguồn lực xã hội để dành cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng; nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn vốn ủy thác và đầu tư, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp đến năm 2025.

- Khẳng định được hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR nói riêng và hiệu quả của việc vận hành hệ thống Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng nói chung. Đưa Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng lên vị thế mới trong tương lai. Trở thành một đơn vị có tiếng nói quan trọng trong hệ thống chính trị của địa phương.

- Quản lý tiền dịch vụ môi trường rừng ngày càng hiệu quả hơn. Phối hợp, lồng ghép hiệu quả hơn nữa tiền DVMTR với các nguồn lực khác dành cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng. Góp phần làm giảm áp lực chi của ngân sách Nhà nước.

3.1.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý tiền dịch vụ môi trường rừng tạiQuỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái

3.1.3.1. Thứ nhất, tăng cường quản lý các đối tượng sử dụng DVMTR phải chi trả tiền sử dụng DVMTR. Theo dõi chặt chẽ, thường xuyên đôn đốc việc thực hiện kê khai, nộp tiền DVMTR đúng kỳ hạn. Rà soát các đơn vị sử dụng DVMTR chuẩn bị và mới đi vào hoạt động.

Chi trả tiền DVMTR là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khi sử dụng cả nguồn nước và lưu vực sông. Vì vậy, cần khắc phục tình trạng trì hoãn việc nộp tiền chi trả DVMTR. Chấm dứt tình trạng nợ đọng của các công ty nộp tiền ủy thác DVMTR. Nếu cứ chây ỳ không đóng, hoặc nợ đọng kéo dài thì Nhà nước cần có biện pháp chế tài xử lý đối với các cơ sở sử dụng DVMTR chậm nộp tiền chi trả DVMTR.

Trước mắt, Quỹ BV&PTR sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền việc hiện chính sách chi trả DVMTR nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp về chính sách. Đặc biệt là triển khai và tuyên truyền, vận động các công ty thực hiện nghiêm túc các điều khoản trong Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 và Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách chi trả DVMTR. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định các chương trình, dự án, phi dự án để hỗ trợ đầu tư khi có nguồn vốn thu được. Bên cạnh đó, đôn đốc các cơ sở sử dụng DVMTR đã ký hợp đồng ủy thác với Quỹ kê khai kịp thời và nộp tiền theo đúng thời gian quy định.

3.1.3.2. Thứ hai, làm tốt công tác quản lý chi trả tiền DVMTR cho các đối tượng cung ứng DVMTR. Cụ thể là:

- Khắc phục sự chậm trễ trong chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng; - Thực hiện chi trả DVMTR phần diện tích rừng của hộ gia đình, cá nhân.

3.1.3.3. Thứ ba, hướng tới việc đa dạng hóa các nguồn thu cho DVMTR ngoài nguồn thu từ các cơ sở sản xuất nước sạch, các doanh nghiệp sử dụng môi trường rừng thì phải tính đến các doanh nghiệp, các công ty trong các khu công nghiệp có thải hàm lượng khí CO2 ra môi trường thông qua việc xác định giá trị cố định cácbon của hệ sinh thái rừng, dịch vụ thuê

môi trường rừng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH YÊN BÁI (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w