Giải pháp hoàn thiện việc lập kế hoạch thu, chi tiền DVMTR tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH YÊN BÁI (Trang 63 - 64)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠ

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện việc lập kế hoạch thu, chi tiền DVMTR tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bá

Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện việc lập kế hoạch thu, chi tiền DVMTR tại QuỹBảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái

Hoàn thiện môi trường luật pháp và cơ chế chính sách, các quy định về chi trả DVMTR. Ban hành đồng bộ và kịp thời các hướng dẫn về thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, ban hành thêm điều khoản quy định về xử lý vi phạm hành chính trong quá trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR, trong đó sẽ nêu trách nhiệm của các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc giám sát, xử lý vi phạm. Một trong những thuận lợi của giải pháp này là sự ra đời và thời điểm có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 của Luật Lâm nghiệp và Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều về thi hành Luật Lâm nghiệp và Nghị định số 35/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Các Bộ liên quan sớm ban hành thông tư hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật để rà soát rừng và chủ rừng phù hợp với các điều kiện về thực trạng tài liệu, hiện trạng rừng hiện có, thời gian, kinh phí và yêu cầu của công việc chi trả DVMTR.

Trên cơ sở Luật lâm nghiệp và các văn bản dưới luật được ban hành các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân, tổ chức được rõ để triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR có hiệu quả.

Ban hành các văn bản hướng dẫn, định mức thu cụ thể đối với các loại dịch vụ như: Dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của hệ sinh thái rừng; Dịch

vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thuỷ sản; Các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất…

Về mức chi trả tiền DVMTR: Cần điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo hướng tăng lên nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng và phù hợp với tình hình biến động giá hiện nay nhằm động viên khuyến khích chủ rừng và người dân tham gia bảo vệ rừng tốt hơn thông qua việc tăng cường thu tiền DVMTR đối với các cơ sở sản xuất nước sạch, các cơ sở kinh doanh du lịch sinh thái theo đúng quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều về thi hành Luật Lâm nghiệp.

Về việc sử dụng tiền DVMTR của các chủ rừng: Cần sửa đổi và làm rõ hơn việc sử dụng tiền DVMTR cho từng đối tượng: Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn; Chủ rừng là tổ chức không thuộc nhà nước (công ty, DN, tư nhân); Chủ rừng là tổ chức Nhà nước (các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng ...). Đảm bảo nguyên tắc, đây là nguồn tiền dịch vụ, chính vì vậy, các chủ rừng khi tham gia cung ứng sẽ được hoàn toàn tự chủ sử dụng nguồn tiền này cho mục đích BV&PTR trong phạm vi quản lý của họ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH YÊN BÁI (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w