Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu:

Một phần của tài liệu 071 các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu của kiểm toán độc lập tại việt nam (Trang 36 - 44)

g. Tính chính trực của Ban Giám đốc:

2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu:

Tiếp đến nhóm câu hỏi về các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có SSTY. Mở đầu, với câu hỏi “Ông/ bà đã từng tham gia đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong một cuộc kiểm toán hay chưa?”, ta có biểu đồ sau:

35%

65%

■ Đ

ã t

Hình 2.3: Biểu đồ tỷ lệ KTV tham gia đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.

Kết quả thu được như sau: 100% những KTV và trợ lý kiểm toán có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên đã từng tham gia đánh giá rủi ro có SSTY, 26/88 người (30%) và nhóm kinh nghiệm dưới 3 năm đã từng tham gia đánh giá rủi ro có SSTY là 31/88 người (35%). Tổng cộng có 57/88 người (65%) đã từng tham gia đánh giá rủi ro có

Khóa luận tôt nghiệp Học viện Ngân hàng

SSTY. Còn lại 31/88 người (35%) chưa từng tham gia đánh giá rủi ro có SSTY. Nhóm chưa từng tham gia đánh giá rủi ro có SSTY có đặc điểm chung là thuộc nhóm kinh nghiệm dưới 3 năm. Thông thường, việc đánh giá rủi ro có SSTY được phân chia cho những KTV có kinh nghiệm để đảm bảo độ hợp lý. Đối với KTV, trợ lý kiểm toán mới, kinh nghiệm còn ít, giao động từ dưới 1 năm đến 2 năm, sẽ không được tham gia đánh giá rủi ro có SSTY bởi có thể ảnh hưởng không tốt cho kết quả cũng như chất lượng của cuộc kiểm toán và công ty kiểm toán.

Câu hỏi thứ hai được đề cập đến là về những hướng dẫn, quy định, tiêu chí đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong công ty kiểm toán mà KTV và trợ lý kiểm toán đang làm việc.

44%56% 56%

■ C

ó

■ K

Hình 2.4: Biểu đồ tỷ lệ công ty kiểm toán có quy định về đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.

Kết quả thu về chỉ ra, có 39/88 phiếu tích có tức số lượng công ty trong số những công ty nằm trong đối tượng khảo sát chỉ có 44% có quy định cụ thể về việc hướng dẫn đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu và phần lớn thuộc về những công ty lớn như trong nhóm Big4 và một số công ty kiểm toán lớn sau Big4.

Tiếp theo, tiến tới kết quả khảo sát của hai câu hỏi về cấp độ đánh giá rủi ro có SSTY và mức độ quan trọng của việc đánh giá này.

Hình 2.5: Biểu đồ cấp độ đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.

Đầu tiên, về thực hiện đánh giá rủi ro có SSTY, hầu hết các KTV cũng như trợ lý đều lựa chọn việc đánh giá ở cả hai cấp độ (Cấp độ cơ sở dẫn liệu và cấp độ tổng thể BCTC) con số thu được lên tới 70/88 người chiếm 80%. Bởi khi đánh giá ở cả hai cấp độ này KTV mới đánh giá được bao quát được rủi ro cả bên trong và bên ngoài công ty. Có 18/88 người chiếm 20% lựa chọn chỉ đánh giá rủi ro ở một trong hai cấp độ. Trong 18 người này chủ yếu thuộc nhóm công ty Nonbig4 và kinh nghiệm còn ít (dưới 3 năm).

Hình 2.6: Biểu đồ tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.

Với câu hỏi về tầm quan trọng của việc đánh giá này, 100% đối tượng được khảo sát cho rằng đây là một công việc quan trọng và rất quan trọng cần phải có trong một cuộc kiểm toán. Cụ thể, 64/88 người (73%) cho rằng việc đánh giá là

Khóa luận tôt nghiệp Học viện Ngân hàng

quan trọng và 24/88 người (27%) lựa chọn rất quan trọng. Việc này cho thấy, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu là điều không thể thiếu trong mỗi cuộc kiểm toán và được KTV thực hiện rất đầy đủ. Nó giúp KTV cải thiện chất lượng cũng như kết quả của cuộc kiểm toán.

Đi sâu hơn vào cấp độ cơ sở dẫn liệu, ta có câu hỏi: “Khi ông/bà đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu cấp độ cơ sở dẫn liệu, ông/bà thường xem xét đến các yếu tố nào trong các yếu tố sau?”. Kết quả khảo sát nhận được thể hiện trong hình 2.7:

Hình 2.7: Biểu đồ các cơ sở dẫn liệu

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.

Dựa vào biểu đồ, có thể thấy, hầu hết lựa chọn nhận về là đồng ý và hoàn toàn đồng ý với cả sáu cơ sở dẫn liệu. Cụ thể có 2 cơ sở dẫn liệu quan trọng nhất có 100% lựa chọn hoàn toàn đồng ý và đồng ý là tính hiện hữu, tính đầy đủ với số lượt chọn hoàn toàn đồng ý lần lượt là: 42/88 người, 38/88 người. Lượt chọn đồng ý lần lượt là 46/88 người, 50/88 người. Điều này được lý giải như sau, với phần lớn khoản mục khi kiểm toán, KTV luôn luôn cần xem xét tới tính hiện hữu và tính đầy đủ. KTV đối chiếu số liệu từ BCTC với sổ cái, bảng cân đối phát sinh và sổ chi tiết từng tài khoản và chọn mẫu để kiểm tra chứng từ phát sinh. Với 4 cơ sở dẫn liệu còn lại: quyền và nghĩa vụ, tính chính xác, tính đánh giá, trình bày và thuyết minh ngoài lựa chọn hoàn toàn đồng ý và đồng ý còn xuất hiện lựa chọn phân vân. Theo như biểu đồ, quyền và

nghĩa vụ có 16/88 người lựa chọn phân vân tính chính xác có 24/88 người, tính đánh giá có 10/88 người và trình bày và thuyết minh có 15/88 người. Hiện nay, phần lớn mọi đơn vị đều sử dụng phần mềm kế toán và những phần mềm kế toán rất đa dạng và phát triển, thường dễ dàng thông báo, phát hiện lỗi sai nên rất ít gặp sai sót trong việc sử dụng. Và trên thực tế, việc kiểm tra các sai sót từ việc tính toán cho thấy sai sót đối với cơ sở dẫn liệu này là rất hạn chế. Đối với tính đánh giá, cũng có những lựa chọn phân vân, điều đó cũng thể hiện qua sự phát triển của phần mềm kế toán hiện nay, có những phần mềm đã có chức năng thông báo về việc đánh giá như: thông báo những khách hàng quá hạn thanh toán, thông báo trích lập dự phòng... Số lượng người lựa chọn phân vân ít hơn so với tính chính xác, có lẽ do tính đánh giá chỉ thể hiện trên một vài khoản mục nhưng sẽ là trọng yếu nếu gặp rủi ro. Ngoài ra, những lựa chọn phân vân một phần là đối tượng dưới 3 năm kinh nghiệm lựa chọn, nên có thể những người kinh nghiệm chưa nhiều sẽ không hoàn toàn quan tâm đến mọi cơ sở dẫn liệu trong quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục mình đảm nhận.

Về những đảm bảo của ban giám đốc đơn vị được kiểm toán, kết quả khảo sát thu được trong hình 2.8:

luật vá các quy dịnlt xảy ra trong giai đoạn được kiềm toán minh phù hợp trẽn BClC

Hình 2.8: Biểu đồ những đảm báo của ban giám đốc

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Từ biểu đồ, cho thấy, mọi KTV cũng như trợ lý kiểm toán đều quan tâm tới những yếu tố về những đảm bảo của ban giám đốc khi thực hiện đánh giá rủi ro có SSTY. 100% người thực hiện khảo sát chọn đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Trên đây bao gồm 7 yếu tố thể hiện BCTC được lập dựa trên khuôn khổ, quy định mà không có sai sót cơ sở dẫn liệu. Đồng thời, theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315 có đề cập: “Để khẳng định rằng báo cáo tài chính tuân thủ khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, Ban Giám đốc cần khẳng định chính thức hoặc ngầm định các cơ sở dẫn liệu về việc ghi nhận, đo lường, trình bày và công bố các thành phần của báo cáo tài chính và các thuyết minh liên quan”. Điều này cho thấy sự đảm bảo của ban giám đốc là yếu tố quan trọng mà KTV cần quan tâm. Nếu Ban Giám đốc của đơn vị được kiểm toán không thể đảm bảo được sự tuân thủ và không sai sót về cơ sở dẫn liệu trong việc lập BCTC thì khả năng cao có tồn tại rủi ro có SSTY.

Khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro có SSTY cấp độ tổng thể BCTC, có kết quả như sau:

Giám đốc hợp của doanh nghiệp chế kiềm soát nội bộ

Hoàn toàn không đồng ý

■ Không đồng ý

■ Phân vân

■ Đồng ý

■ Hoàn toàn đồng ý

Hình 2.9: Biểu đồ yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro có sai sót trọng yếu cấp độ BCTC

Năng lực kế toán tổng hợp và khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp được coi là hai yếu tố có ảnh hưởng đến rủi ro có SSTY mà người khảo sát hoàn toàn đồng ý với số lựa chọn cao nhất lần lượt là 36/88 người và 28/88 người, còn lại 52/88 người và 60/88 người lựa chọn đồng ý. Điều này là hoàn toàn hợp lý, vì trên thực tế kế toán là người trực tiếp làm việc với số liệu kế toán, sự chính xác của thông tin kế toán phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người kế toán. Theo đó, nếu một người kế toán có đủ năng lực về kiến thức (những kiến thức về pháp luật, kinh tế-xã hội, tài chính- tiền tệ,...), kỹ năng (lập chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ, ghi sổ,...) và phẩm chất (có đạo đức, yêu nghề, có lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật,.) thì những rủi ro do nhầm lẫn, gian lận sẽ được giảm thiểu. Ngoài ra, kinh nghiệm của người kế toán cũng sẽ quyết định tới năng lực làm việc của họ. về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, đây là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng lớn tới quyết định của người sử dụng thông tin tài chính, yếu tố này được nhắc tới trong cả Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 21 (VAS 21) và Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 570 (VSA 570). Đối với đơn vị được kiểm toán, Ban Giám đốc cần phải thực hiện đánh giá cụ thể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị và phải trình bày thuyết minh về yếu tồ này. Đối với công ty kiểm toán, KTV khi thực hiện kiểm toán cần xem xét tính hợp lý của giả định hoạt động liên tục mà đơn vị đã sử dụng, lập và trình bày. Đây là hai yếu tố dễ dàng nhận thấy và có ảnh hưởng lớn đến quyết định sự thay đổi hoàn toàn của BCTC, vì vậy, KTV rất cần quan tâm tới hai yếu tố này trong quá trình đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu cũng như trong quá trình kiểm toán.

Ba yếu tố, năng lực của Ban Giám đốc, tính chính trực của Ban Giám đốc và độ tin cậy của hồ sơ. Có kết quả khảo sát khá tương đồng nhau: về số lựa chọn đồng ý lần lượt là 68/88 người, 67/88 người và 70/88 người. Về số lựa chọn hoàn toàn đồng ý lần lượt là 20/88 người, 21/88 người và 18/88 người. Trên thực tế, ba yếu tố này có ảnh hưởng đến nhau một cách trực tiếp. Cụ thể, khi hồ sơ kế toán có dấu hiệu bị ngụy tạo, làm giả,. thiếu sự tin cậy, có hai khả năng có thể xảy ra. Thứ nhất, hồ sơ bị ngụy tạo, làm giả rất có khả năng do sự thiếu chính trực của Ban Giám đốc vì muốn làm đẹp BCTC với nhiều mục đích khác nhau như thu hút vốn, vay vốn, đánh bóng tên tuổi, nâng giá cổ phiếu,. nên đã thực hiện những thủ thuật nhằm qua mắt cơ quan chức năng cũng như người sử dụng thông tin tài chính. Khả năng thứ hai đó là do sự thiếu năng lực của Ban Giám đốc, vì thiếu năng lực điều hành nên sẽ xảy ra trường hợp Ban Giám đốc bị chính nhân viên của mình qua mắt và thực hiện gian lận đối với số liệu tài

Các nhóm yêu tố Điêm trung bình

I. Yêu tố có liên quan kiêm toán viên 4,43

1. Kinh nghiệm tích lũy trong thời gian làm việc 4,59 2. Trình độ của kiểm toán viên (Có chứng chỉ quốc tế, chứng chỉ

CPA,...)____________________ ____________________

4,52 3. Vị trí làm việc của kiểm toán viên (Trong một cuộc kiểm toán) 4,34 4. Kinh nghiệm về khách hàng (Hiểu biết về khách hàng, tham gia 4,47

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

chính nhằm mục đích vụ lợi cá nhân. Ngược lại, nếu Ban Giám đốc có tính chính trực và năng lực cao thì rủi ro xảy ra sẽ là không đáng kể. Ba yếu tố này cũng không kém phần quan trọng, tuy nhiên để có thể nhận định, đánh giá được cần đội ngũ KTV có kinh nghiệm dày dặn. Vì vậy, đối với những KTV còn thiếu về tuổi nghề sẽ khó có thể phát hiện, xác định, sử dụng được những yếu tố này.

Yếu tố ban Giám đốc khống chế kiểm soát nội bộ có 20/88 người lựa chọn phân vân, điều này có thể lý giải như sau. Ban Giám đốc, cụ thể triết lý và phong cách điều hành của Ban Giám đốc là một trong bảy yếu tố thuộc môi trường kiểm soát (một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của hệ thống kiểm soát nội bộ) và là yếu tố quan trọng nhất. Có thể các KTV cho rằng việc Ban Giám đốc khống chế kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng tới rủi ro hay không phụ thuộc vào năng lực cũng như sự chính trực của Ban Giám đốc. Do đó, KTV sẽ tập trung vào yếu tố tính chính trực và năng lực của Ban Giám đốc và có thể bỏ qua yếu tố này. Về yếu tố tình hình kinh tế có 29/88 người lựa chọn phân vân, phần lớn lựa chọn này đến từ những KTV chưa có nhiều kinh nghiệm và thuộc công ty kiểm toán nhóm Nonbig 4. Có thể thấy, đây là một yếu tố mang tầm vĩ mô, thông thường những doanh nghiệp, tập đoàn lớn khi đứng trước sự biến động của nền kinh tế sẽ chịu nhiều ảnh hưởng 110'11 những doanh nghiệp nhỏ, mà đối tượng khách hàng của những công ty kiểm toán nhỏ thuộc nhóm Nonbig 4 là những doanh nghiệp ít chịu sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế. Vì vậy, việc họ lựa chọn bỏ qua yếu tố này trong việc đánh giá rủi ro là điều dễ hiểu.

Tiếp đến là những yếu tố ảnh hưởng tới đánh giá rủi ro có SSTY, đây là những yếu tố ảnh hưởng, tác động mang tính bao quát gồm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp và yếu tố bên trong doanh nghiệp. Trước khi đi vào phân tích kết quả thu được, em có bảng tính mức độ ảnh hưởng như sau:

Công thức tính điểm trung bình:

Điểm trung bình của một yếu tố = ∑(4 xỉì

∑c Trong đó:

- A: Số người lựa chọn lựa chọn ý kiến.

- B: Số điểm tương ứng với từng ý kiến.

- C: Tổng số người tham gia khảo sát.

Khóa luận tôt nghiệp Học viện Ngân hàng

... . . < .< ∑J

Điêm trung bình của một nhóm yêu tố=

Trong đó:

- X: Số điểm trung bình của từng yếu tố.

- Y: Số yếu tố trong một nhóm.

Gán số điểm với từng lựa chọn như sau:

- Hoàn toàn không đồng ý: 1 điểm

- Không đồng ý: 2 điểm

- Phân vân: 3 điểm

- Đồng ý: 4 điểm

- Hoàn toàn đồng ý: 5 điểm

1. Phí kiểm toán 3,41

2. Thời gian kiểm toán 4,35

3. Khách hàng cũ/ khách hàng mới 4,32

4. Thời gian phát hành Báo cáo kiểm toán 4,24

5. Số lượng kiểm toán viên trong một nhóm kiểm toán 4,26

6. Điều kiện phương tiện làm việc 4,09

7. Thương hiệu, uy tín của công ty kiểm toán 4,11

Một phần của tài liệu 071 các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu của kiểm toán độc lập tại việt nam (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w