III. Yêu tố liên quan đên đơn vị được kiêm toán 4,
d. Nhóm yếu tố liên quan đến đơn vị được kiểm toán:
3.3. Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý về kế toán, kiểm toán:
Tại Việt Nam, quản lý dịch vụ kiểm toán được áp dụng theo mô hình luật định. Bộ Tài chính (co quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước,...) là co quan trực tiếp quản lý dịch vụ kiểm toán. Do đó, việc lập Chuẩn mực kiểm toán, kiểm soát, giám sát, quản lý chất lượng và xử lý sai phạm đều thông qua vai trò của Bộ Tài chính. Việc kiểm soát dịch vụ kiểm toán được kết hợp giữa Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VCPA - là tổ chức nghề nghiệp của công dân Việt Nam có chứng chỉ Kiểm toán viên độc lập và các doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam tự nguyện thành lập) và co quan chức năng của Nhà nước. Để nâng cao chất lượng của ngành kiểm toán, co quan quản lý cũng như hiệp hội nghề nghiệp cần có những thay đổi, cải thiện như sau:
Hiện nay, dưới sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và nhu cầu ngày càng tăng cao của các doanh nghiệp. Lĩnh vực kế toán, kiểm toán đang dần chuyển đổi dựa trên sự ứng dụng khoa học công nghệ mới và đổi mới sáng tạo. Điều đó làm thay đổi diện mạo, quy trình kế toán, kiểm toán. Có thể thấy rõ nhất đó là sự phát triển của phần mềm kế toán. Hầu hết mọi doanh nghiệp đều đã áp dụng công nghệ trong kế toán nhằm hạn chế chi phí và giảm thiểu thời gian làm việc. Để theo kịp xu hướng phát triển, co quan nhà nước cần thực hiện nghiên cứu những mô hình quản lý,
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
giám sát cũng như hệ thống Chuẩn mực kiểm toán của các nước trên thế giới từ đó chỉ ra điểm mạnh điểu yếu của những mô hình đó và điều chỉnh, hoàn thiện mô hình quản lý cùng với hệ thống Chuẩn mực kế toán, kiểm toán sao cho phù hợp với thể chế, môi trường pháp lý, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và năng lực KTV tại Việt Nam. Cụ thể, đối với đề tài được đề cập trong bài nghiên cứu này là rủi ro có sai sót trọng yếu, Chuẩn mực có đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng nhưng chưa đầy đủ, rõ ràng đồng thời chưa có hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng những yếu tố vào đánh giá rủi ro do vậy việc đánh giá rủi ro của KTV còn mang tính chủ quan. Ngoài những điều chỉnh về nội dung, Bộ Tài chính cũng cần xem xét kỹ lưỡng về mặt câu chữ trong những quy định pháp luật, Chuẩn mực kế toán, kiểm toán tránh sử dụng những từ ngữ hàn lâm tạo nên sự khó hiểu, băn khoăn cho người đọc.
Thêm vào đó, các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức nghề nghiệp cần tổ chức những buổi cập nhật kiến thức mới hàng năm cũng như những buổi hội thảo, tư vấn chuyên môn, chương trình giao lưu hợp tác giữa các KTV trong và ngoài nước, cung cấp thông tin nghề nghiệp để những KTV trên cả nước có cơ hội gặp mặt trao đổi, nâng cao kiến thức. Ngoài ra cần tổ chức những cuộc hội thảo tổng kết sau mỗi kỳ để đưa ra những hạn chế, ưu điểm của kiểm toán Việt Nam và cách để khắc phục những hạn chế và đưa ra cách để đẩy mạnh, nâng cao những ưu điểm hiện có, đồng thời kiểm soát chất lượng, xử lý sai phạm của KTV.
Ngoài việc nâng cao, hoàn thiện hệ thống Chuẩn mực, tổ chức cập nhật kiến thức hàng năm, cơ quan nhà nước cần chú tâm tới các phản hồi của KTV, công ty kiểm toán để có thể có những quyết định, điều chỉnh phù hợp. Có thể thiết lập một hệ thống website chuyên tiếp nhận những ý kiến, giải đáp thắc mắc của KTV trên khắp cả nước.