Phươngpháp tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu 456 hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp 11 chi nhánh tổng công ty 319 bộ quốc phòng,khoá luận tốt nghiệp (Trang 41 - 46)

Tuỳ theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành và mối quan hệ giữa các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà kế toán phải lựa chọn sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp thích hợp để tính giá thành cho từng đối tượng.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Trong các doanh nghiệp xây lắp, thường áp dụng các phương pháp tính giá thành sau:

1.4.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (phươngpháp tính giá thành trực tiếp)

Phương pháp này là phương pháp tính giá thành được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay vì sản xuất thi công mang tính chất đơn chiếc, đối

tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành. Hơn nữa, áp dụng phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong mỗi kỳ báo

cáo và cách tính đơn giản, dễ dàng thực hiện.

Theo phương pháp này, tập hợp tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp cho một công trình hoặc hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó.

Trường hợp công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì:

Giá thảnh thực tế khối Chi phí thực tế lượng xây lãp hoàn — dở dang đâu kỷ + thành bàn giao Chi phí thực tề phát sinh - trong kỳ Chi phí thực tế dở dang cuôi kỷ

Trong trường hợp chi phí sản xuất tập hợp theo công trường hoặc cả công trình nhưng giá thành thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình. Kế toán có thể

căn cứ vào chi phí sản xuất của cả nhóm hoặc hệ số kinh tế kỹ thuật đã quy định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó.

Nếu các hạng mục công trình có thiết kế khác nhau, dự toán khác nhau nhưng cùng thi công trên một địa điểm do một công trình sản xuất đảm nhận nhưng không có điều kiện quản lý theo dõi việc sử dụng các loại chi phí khác nhau cho từng hạng mục công trình thì từng loại chi phí đã được tập hợp trên toàn công trình đều phải tiến hành phân bổ cho từng hạng mục công trình. Khi đó giá thành thực tế của từng hạng mục công trình sẽ là:

Khóa luận tôt nghiệp Học viện Ngân hàng

∑ C = ∑ Gdt X H

Trong đó: H là tỷ lệ phân bo giá thành thực tế

∑c XlOO

H= ∑G(lt

∑c : Tong chi phí thực tế của các cong trình ∑ Gdt : Tong dự toán của tat cả các cong trình ∑ Gdti : Giá trị dự toán của hạng mục công trình

1.4.3.2. Phương pháp tỷ lệ

Trong trường hợp chi phí sản xuất được tập hợp theo đơn vị thi công, kế toán có thể căn cứ vào hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng hạng mục công trình và chi phí sản xuất cho cả nhóm để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó.

1.4.3.3. Phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp này đươc áp dụng trong trường hợp các doanh nghiệp xây lắp thi công các công trình lớn và phức tạp, quá trình xây lắp được chia ra các bộ phận sản xuất khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đội sản xuất còn đối tượng tính giá

thành là toàn bộ công trình hoàn thành. Theo phương pháp này giá thành công trình được xác định bằng cách tổng cộng chi phí sản xuất phát sinh tại từng đội, cộng với giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và trừ đi giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Z = D ĐK + C 1 + C 2 +... + Cn - D CK Trong đó:

C1, C2,..., Cn là chi phí sản xuất phát sinh tại từng đội sản xuất hoặc từng hạng mục công trình.

D ĐK là số dư đầu kỳ D CK là số dư cuối kỳ

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm theo định mức.

So sánh chi phí phát sinh với định mức để xác định số chênh lệch. Tập hợp thường xuyên và phân tích những chênh lệch đó để kịp thời tìm ra những biện pháp khắc phục nhằm hạ giá thành sản phẩm.

Trên cơ sở tính giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức, kết hợp với việc theo dõi chính xác số chênh lệch so với định mức, kế toán tiến hành xác định giá thực tế của sản phẩm xây lắp theo công thức.

Giá thành thực tế Giá thành Chênh lệch do Chênh lệch SO VỚI

củasảnphâm = định mức sản +(-) thay đôi định +(-) định mức

phấm mức

Phương pháp này rất phù hợp với đặc điểm của ngành xây lắp. Tuy nhiên để phương pháp này thực sự phát huy tác dụng, kế toán cần tổ chức được hệ thống định mức tương đối chính xác và cụ thể, công tác hạch toán ban đầu cần chính xác và chặt chẽ.

Khóa luận tôt nghiệp Học viện Ngân hàng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ngành XDCB đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế chiếm tỉ trọng cao nhất lớn nhất, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, là tiền đề cho sản xuất kinh doanh. Với những đặc trưng của ngành xây dựng, sản phẩm

xây dựng và sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường thì vấn đề tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng công trình xây lắp ngày càng trở nên cấp

thiết. Chương 1 đã trình bày cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp, bao gồm các định nghĩa, phân loại, mối quan hệ, chứng từ sử dụng, vai trò và nhiệm vụ của kế toán, phương pháp kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp,... Đây là cơ sở lý thuyết quan trọng, là tiền đề để giải quyết các vấn đề ở chương 2, chương 3. Chương 2 của Khóa luận đi sâu vào phân tích thực trạng công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp và nêu ra những ưu nhược điểm tại Xí nghiệp 11 - Chi nhánh Tổng Công ty 319.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI XÍ NGHIỆP 11 - CHI

NHÁNH TỔNG CÔNG TY 319

Một phần của tài liệu 456 hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp 11 chi nhánh tổng công ty 319 bộ quốc phòng,khoá luận tốt nghiệp (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w