Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất của nền kinh

Một phần của tài liệu KT04011_VuThiHuongLan_KT (Trang 40 - 43)

kinh tế, phát triển nông nghiệp nông thôn, bảo đảm an sinh xã hội

- Góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế: Các dự án trọng điểm nổi bật là: thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu và các dự án ngành điện (bao gồm cả sản xuất và phân phối điện), các nhà máy xi măng, luyện thép, cơ khí trọng điểm, vệ tinh Vinasat, phân bón DAP Hải Phòng, Đạm Ninh

Bình, Đạm Hà Bắc, Apatit Lào Cai, Đạm Cà Mau, Điện gió Bạc Liêu...

- Quy mô tài trợ cho các dự án Nhóm A tăng mạnh (gần 2 lần), góp phần không chỉ tạo động lực phát triển cho các ngành/lĩnh vực trọng điểm theo chủ trương của Chính phủ mà còn tạo hiệu ứng lan tỏa phát triển vùng/miền và các ngành thương mại, sản xuất vật liệu và hỗ trợ. Cũng nhờ đó, đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất kinh tế cho nền kinh tế; một số lĩnh vực chủ yếu như:

+ Ngành điện: Gần 395 dự án nguồn điện, lưới điện với số vốn vay theo HĐTD hơn 200.000 tỷ đồng đã góp phần tăng công suất phát điện, xây dựng mới nhiều tuyến đường dây 500 KV, 220 KV và 110 KV cùng hàng trăm trạm biến áp công suất các loại được đưa vào sử dụng đồng bộ. Dự án điện gió Bạc Liêu công suất 99,2 MW với tổng số vốn đã ký HĐTD 2 giai đoạn là 4.228 tỷ đồng, là dự án tiên phong, có quy mô lớn trong khu vực, sử dụng nguồn năng lượng sạch để sản xuất điện, đã hoàn thành góp phần mang lại lợi ích rất lớn, bền vững lâu dài cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tình hình về dư nợ vay:

Bảng 1.2: Tổng hợp dư nợ các loại hình nghiệp vụ qua 06 năm

Đơn vị:Tỷ VND

Nghiệp vụ Tổng

Năm cộng

ODA cho TDĐT TDXK Bảo lãnh Cho vay

vay lại UT, khác

2013 102.574 87.843 16.226 207 10.163 217.013 2014 111.230 100.230 10.195 168 19.878 241.701 2015 105.829 113.879 10.008 145 25.345 255.206 2016 127.008 108.679 8.838 121 30.142 274.788 2017 156.090 82.664 3.420 105 42.572 284.851 2018 136.171 76.590 3.619 103 46.149 262.632

Bảng 1.3: Tình hình về dư nợ vay 02 năm gần nhất tại VDB

Đơn vị: Tỷ VND

Thực hiện đến 31/12/2018 Chỉ tiêu TH 2017 KH 2018 TH So với 2017 So với KH

31/12/18 (+),(-) % (+),(-) %

Cho vay ODA 156.090 152.365 136.171 (19.919) 87 (16.194) 89 Cho vay ĐTPT 82.664 62.358 76.590 (6.074) 93 14.232 123

Cho vay TDXK 3.820 2.340 3.619 (201) 95 1.279 155

Cho vay ủy thác, 49.572 40.520 46.149 (3.423) 93 114

Cho vay khác 5.629

Nợ xấu 20.501 18.114 (2.387)

Tỷ lệ nợ xấu 7,2% 6,9% (0,3%)

Tổng dư nợ 292.146 257.583 262.529

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh VDB 2018)

Nhận xét:

- Dư nợ cho vay vốn ODA: VDB là một trong các đơn vị được Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện việc cho vay lại và thu hồi vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, cuối năm 2018 dư nợ vay là 136.171 tỷ đồng chiếm 52% tổng dư nợ, giảm 19.919 tỷ đồng so với năm 2017.Nguyên nhân chính dư nợ vay vốn ODA giảm không phải do số thu nợ lớn, mà là do hiện nay Chính phủ, các Bộ đang ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý nợ công: Nghị định về quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, Nghị định về cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, Nghị định về cấp bảo lãnh Chính phủ... và các Thông tư hướng dẫn nên việc triển khai giải ngân tiếp còn hạn chế.

- Dư nợ cho vay ĐTPT: Năm 2018 dư nợ vay là 76.590 tỷ đồng chiếm 29% tổng dư nợ, giảm 6.074 tỷ đồng so với năm 2017, tỷ lệ giảm 7% so với năm 2017; Về Dư nợ cho vay TDXK: Năm 2018 dư nợ vay là 3.619 tỷ đồng, giảm 201 tỷ đồng so với năm 2017, tỷ lệ giảm 5% so với năm 2017; Về Cho vay ủy thác, Cho vay khác: Năm 2018 dư nợ vay là 46.149 tỷ đồng chiếm 17,5

% tổng dư nợ, giảm 3.423 tỷ đồng so với năm 2017,tỷ lệ giảm 7% so với năm 2017.

- Nợ xấu: Nợ xấu đến 31/12/2018 của Chi nhánh là 18.114 tỷ, chiếm tỷ lệ 6,9% tổng dư nợ, nợ xấu đã giảm 0,3% so với thời điểm 31/12/2017. Do tình hình nợ xấu giảm không đáng kể, Ban Lãnh đạo VDB đã chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc xem xét thực hiện một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét cơ cấu lại mức trả nợ từng kỳ trên cơ sở đánh giá các biện pháp khắc phục khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo phù hợp với chu kỳ sản xuất - kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, song tới nay một số khách hàng lớn hết thời hạn cơ cấu vẫn không có khả năng trả nợ gốc lãi theo hợp đồng cơ cấu nợ nên tiếp tục bị chuyển nợ quá hạn.

Ngoài ra, còn nhiều khoản nợ xấu TDDT, TDXK... hiện nay chủ yếu là nợ tồn động kéo dài từ nhiều năm, các doanh nghiệp, Chủ đầu tư hầu như đã dừng hoạt động và sản xuất rất khó khăn, nguồn thu nợ chủ yếu từ xử lý tài sản bảo đảm; trong khi đó tiến độ xử lý rất chậm do tài sản đảm bảo do không đủ tính pháp lý, hoặc tính thanh khoản không cao, một phần do tài sản đặc thù, để lâu xuống cấp, một phần do các Chi nhánh chưa thực sự quyết liệt trong xử lý.

Một phần của tài liệu KT04011_VuThiHuongLan_KT (Trang 40 - 43)