Huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu KT04011_VuThiHuongLan_KT (Trang 37 - 39)

Về công tác huy động vốn, đã đảm bảo huy động đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế thông qua việc huy động và tài trợ vốn cho các dự án phát triển, đặc biệt là các dự án trọng điểm của Chính phủ. Tính chung, vốn TDĐT do VDB giải ngân trong giai đoạn 2006-2018 chiếm gần 4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (năm 2006 VDB bắt đầu đi vào hoạt động), bằng khoảng 1,5% GDP; trong đó, tín dụng từ nguồn vốn trong nước chiếm 2,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bằng 0,9% GDP; nguồn vốn ODA chiếm

1,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bằng 0,6% GDP. Điều quan trọng là, nhờ huy động được lượng vốn lớn, tín dụng của VDB đã được đẩy mạnh đáng kể với tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ bình quân giai đoạn 2006-2018 đạt 12,6%/năm, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của các doanh nghiệp, góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của nền kinh tế.

Kết quả hoạt động huy động vốn:

Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn VDB

Đơn vị: Tỷ VND

KH Thực hiện đến 31/12/2018

Chỉ tiêu TH 2017 TH So với 2017 So với KH 2018 31/12/18 (+),(-) % (+),(-) % 1.Vốn huy động trong năm 25.524 38.943 23.691 (1.833) 93 (15.252) 61 Trong đó: - - -Huy động có kỳ hạn 18.681 20.370 16.545 (2.136) 89 (3.825) 81 -Huy động không kỳ hạn 6.843 7.150 7.146 303 104 (4) 100 2.Số dư vốn huy động 145.577 126.739 (18.838) Trong đó: Số dư có kỳ hạn (tỷ VNĐ) 136.215 118.407 Số dư có kỳ hạn (triệu USD) 276 276 Số dư không kỳ hạn 9.362 8.332

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh VDB 2018)

Nhận xét:

- Huy động vốn có kỳ hạn: Nguồn huy động này chủ yếu huy động từ nguồn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Kế hoạch hoàn trả vốn huy động có kỳ hạn trong năm 2018 là 20.370 tỷ đồng, khi triển khai thì thực tế số vốn huy động có kỳ hạn tới 31/12/2018 đã quy đổi chỉ đạt được 16.545 tỷ đồng, thấp hơn 2.136 tỷ đồng so năm 2017 (giảm 11%), đạt 81% so kế hoạch Hội đồng quản trị giao, nguyên nhân đạt thấp do việc huy động

vốn của NHPT phụ thuộc nhiều vào tình hình thị trường, Số lượng khách hàng của NHPT giảm sút khiến quy mô vốn huy động dưới hình thức tiền gửi, tiền vay sụt giảm mạnh và NHPT gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn qua phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Trong khi đó, năm 2018 NHPT đã liên tục gọi thầu phát hành trái phiếu nhưng nhiều tổ chức tín dụng tập trung vào tăng trưởng tín dụng nên chưa tham gia vào đầu tư trái phiếu.

Mặt khác do NSNN chưa cấp đủ số tiền cấp bù lãi suất cho NHPT trong thời gian dài, làm ảnh hưởng đến nguồn vốn của VDB, VDB phải huy động để bù đắp cho phần thiếu hụt và phải trả lãi vốn huy động, việc này đã gây áp lực về nguồn vốn và thanh khoản cho VDB, làm gia tăng gánh nặng cho NSNN.

- Huy động vốn không kỳ hạn: Nguồn huy động này chủ yếu huy động từ nguồn tiền gửi vốn tự có, tiền gửi vốn thanh toán của chủ đầu tư, khách hàng, nhìn chung VDB đã hoàn thành chỉ tiêu này, lý do đạt được chủ yếu do chủ đầu tư, khách hàng đã chấp hành tốt việc tham gia vốn tự có theo đúng tiến độ để giải ngân dự án, cụ thể trong năm 2018 đã đạt được 7.146 tỷ đồng, tăng 303 tỷ đồng so năm 2017 (tăng thêm 4%), đạt 100% so kế hoạch Hội đồng quản trị giao.

Một phần của tài liệu KT04011_VuThiHuongLan_KT (Trang 37 - 39)