Nhận diện và đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu KT04011_VuThiHuongLan_KT (Trang 26 - 27)

Đối với mọi hoạt động của đơn vị đều có phát sinh những rủi ro và khó có thể kiểm soát tất cả. Vì vậy, các nhà quản lý phải đánh giá và phân tích những nhân tố ảnh hưởng tạo nên rủi ro làm cho những mục tiêu có thể không đạt được và cố gắng kiểm soát để tối thiểu hóa những tổn thất do các rủi ro này gây ra.

nhập dẫn đến làm giảm tỷ lệ an toàn vốn hoặc hạn chế khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh của TCTD. Rủi ro rất đa dạng, có thể phân tích theo nhiều khía cạnh/tiêu thức khác nhau, đồng thời các loại rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, rủi ro này có thể là nguyên nhân dẫn đến rủi ro khác.

Nhận diện và đánh giá rủi ro là bước quan trọng đầu tiên để có cơ sở xác định và thiết lập các thủ tục kiểm soát thích hợp nhằm quản lý các rủi ro đạt được các mục tiêu đề ra.

- Xác định mục tiêu của đơn vị: Mục tiêu là điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro. Rủi ro ở đây được xác định là rủi ro tác động khiến cho mục tiêu đó có khả năng không thực hiện được.

- Nhận dạng rủi ro: rủi ro có thể tác động đến tổ chức ở mức độ toàn đơn vị (sự đổi mới kỹ thuật, nhu cầu khách hàng thay đổi, sự cải tiến sản phẩm, chính sách nhà nước…) hay chỉ ảnh hưởng đến từng hoạt động cụ thể (hoạt động bán hàng, mua hàng, kế toán…) rồi liên quan đến mức độ rộng hơn. Nhà quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau: phương tiện dự báo, phân tích dữ liệu, rà soát hoạt động thường xuyên. Với các doanh nghiệp nhỏ, Nhà quản lý có thể tiếp xúc với khách hàng, ngân hàng, các buổi họp nội bộ.

- Phân tích và đánh giá rủi ro: đây là công việc khá phức tạp vì rủi ro rất khó định lượng và có nhiều phương pháp khác nhau. Một quy trình bao gồm: ước lượng tầm cỡ của rủi ro có thể ảnh hưởng đến mục tiêu, xem xét khả năng xảy ra rủi ro và những biện pháp có thể sử dụng đối phó với rủi ro.

Một phần của tài liệu KT04011_VuThiHuongLan_KT (Trang 26 - 27)