Phương hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu KT04011_VuThiHuongLan_KT (Trang 67 - 70)

Căn cứ xác định phương hướng hoàn thiện hệ thống KSNB của VDB

Quan điểm và mục tiêu tổng quát đối với VDB đã được nêu rõ trong

Quyết định số 369/QĐ-TTg là "Tiếp tục củng cố và phát triển Ngân hàng Phát

triển Việt Nam là ngân hàng chính sách của Chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo hướng bền vững, hiệu quả, đảm bảo đủ năng lực để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời

kỳ". Đồng thời, các nhiệm vụ tái cơ cấu giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến

2030 phải tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chủ yếu, mà hai trong số đó là: (i) Hoàn thiện toàn diện khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động của VDB nhằm triển khai thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước.

(ii) Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, điều chỉnh chức năng hoạt động của VDB theo nguyên tắc tôn trọng và vận dụng linh hoạt, đúng đắn cơ chế thị trường, tập trung đẩy mạnh chức năng của VDB là một công cụ chính sách, một Ngân hàng Chính sách phát triển của Chính phủ, chuyên cho vay các "khoảng trống" của thị trường để đảm bảo chức năng kiến tạo của Chính phủ trong vai trò là một thực thể chủ yếu tham gia thị trường.

Phương hướng hoàn thiện hệ thống KSNB của VDB

Trên cơ sở những căn cứ trên, phương hướng hoàn thiện hệ thống KSNB của VDB phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau đây:

Một là, hoàn thiện hệ thống KSNB phải phù hợp với chiến lược phát triển của VDB. Hiện này VDB đang trong giai đoạn thực hiện quá trình tái cơ cấu đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Trong các năm tới, ngoài nhiệm vụ chính được giao thì một nhiệm vụ quan trọng cũng được VDB quan tâm hàng đầu đó là đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu VDB gắn với xử lý nợ xấu, và đổi mới quản trị trên cơ sở đề xuất bổ sung, điều chỉnh Quyết định 369/QĐ-TTg. Để có thể thực hiện được điều đó thì việc thiết lập và vận hành được một hệ thống KSNB hiệu quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của VDB, nâng cao hiệu quả hoạt động, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Hai là, hoàn thiện hệ thống KSNB phải gắn với nhân tố con người, vì nhân tố con người đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện thành công các mục tiêu đề ra của VDB đồng thời nó cũng là nhân tố trực tiếp tham gia vào qui trình KSNB. Do đó, VDB cần xây dựng cơ chế đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn đối với cán bộ viên chức nói chung và cán bộ kiểm tra kiểm soát nói riêng đồng thời VDB cũng cần phải quy định rõ chính sách đãi ngộ phù hợp đối với cán bộ viên chức, tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm công tác.

Ba là, phải đảm bảo yêu cầu thiết thực và hiệu quả. KSNB là một chức năng thường xuyên của một tổ chức. Do vậy, hệ thống KSNB phải được thiết kế nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêu kiểm soát đồng thời phải dễ hiểu, dễ làm, được tuyên truyền phổ biến đầy đủ, kịp thời đến tất cả các bộ phận có liên quan và tổ chức thực hiện một cách khoa học và triệt để. Thực hiện tốt yêu cầu này mới có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của VDB nói chung và hiệu quả của công tác quản lý nói riêng.

Bốn là, phải đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của KSNB đó là tính trung thực, hợp lý của số liệu, thông tin kế toán và BCTC; bảo vệ an toàn cho tài sản và thông tin của VDB; tuân thủ các qui định pháp luật hiện hành cũng như các qui định của VDB; tính hiệu quả của hoạt động trong VDB. Hệ thống KSNB được thiết kế và vận hành ở mọi khâu, mọi lúc, mọi bộ phận trong

VDB bao gồm 05 nhân tố chủ yếu hợp thành như môi trường kiểm soát, việc đánh giá rủi ro, các kênh thông tin và truyền thông, các thủ tục kiểm soát và các hoạt động giám sát... Quá trình hoàn thiện hệ thống KSNB phải bao gồm tất cả các nhân tố cấu thành đó với các mục tiêu chung của hệ thống KSNB.

Năm là, phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả và có khả năng thực hiện. Tiết kiệm, hiệu quả là một nguyên tắc quản lý quan trọng. Trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động nào, chúng ta phải quan tâm và cân nhắc ngay giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu được. Và hoạt động đó chỉ được thực hiện khi lợi ích thu được lớn hơn hoặc bằng chi phí bỏ ra. Điều này là hoàn toàn phù hợp với việc khi hoàn thiện hệ thống KSNB, chúng ta luôn phải tính toán, so sánh giữa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến mục tiêu của VDB, chi phí bỏ ra cho việc thiết kế áp dụng các thủ tục vào kiểm soát với hiệu quả điều hành mang lại.

Những nguyên tắc cơ bản khi hoàn thiện hệ thống KSNB của VDB

Hệ thống KSNB của VDB chắc chắn mang những nét đặc thù riêng, không hoàn toàn giống như hệ thống KSNB của các NHTM. Vì vậy, khi hoàn thiện hệ thống KSNB của VDB cần quán triệt ngay những nguyên tắc sau:

Một là, việc hoàn thiện phải được thực hiện đồng bộ, trên cả lĩnh vực quản lý của Nhà nước và quản lý của bản thân VDB. Hoạt động của VDB luôn tuân thủ nghiêm túc các qui định của pháp luật hiện hành. Mỗi khi có văn bản của Nhà nước liên quan đến hoạt động của VDB thì VDB đều tổ chức chỉ đạo toàn hệ thống kịp thời nghiên cứu, triển khai thực hiện. Do đó, việc thiết kế và tổ chức vận hành có hiệu quả hệ thống KSNB, không những cần sự nhận thức đúng đắn, nỗ lực của bản thân VDB mà còn phải có sự định hướng, hướng dẫn thực hiện của Nhà nước đối với VDB thông qua hệ thống các văn bản.

Hai là, việc hoàn thiện phải dựa trên cơ sở kế thừa các nội dung cơ bản của hệ thống KSNB đã được nghiên cứu và thừa nhận. Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống KSNB trong quản trị ngân hàng nên đã có nhiều kết quả nghiên cứu về hệ thống KSNB trên các khía cạnh khác nhau làm nền tảng cho việc thực hành thiết kế và vận hành hệ thống KSNB trong ngân hàng. Do đó, việc hoàn thiện hệ thống KSNB phải dựa trên sự kế thừa các nội dung cơ

bản đã được nghiên cứu và thừa nhận.

Ba là, hoàn thiện hệ thống KSNB phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp. Thứ

nhất là phù hợp với các qui định có liên quan của Nhà nước, đó là Điều lệ hoạt

động của VDB; các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hệ thống KSNB; các quy định của Bộ Tài chính về tổ chức và hoạt động của Ban Kiểm soát VDB... Ngoài ra, có nhiều nhân tố khác cấu thành hệ thống KSNB hầu hết đều chịu sự chi phối bởi các qui định chung của Nhà nước nên việc hoàn thiện

hệ thống KSNB phải đảm bảo phù hợp với các qui định này. Thứ hai, phù hợp

với đặc điểm hoạt động của VDB. Thứ ba, phù hợp với yêu cầu và trình độ

chuyên môn của đội ngũ cán bộ VDB, và phù hợp với thực trạng trang thiết bị cũng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học trong công tác quản lý.

Bốn là, hoàn thiện hệ thống KSNB phải đảm bảo đầy đủ các bộ phận cấu thành gồm: Môi trường kiểm soát, các hoạt động đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, các thủ tục kiểm soát và hoạt động giám sát. Phải đảm bảo tuân thủ các mục tiêu của hệ thống KSNB.

Một phần của tài liệu KT04011_VuThiHuongLan_KT (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w