5. Đóng góp của luận án
1.3.1.2. Điều kiện tự nhiên ở khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu của chúng tôi là phần hạ lưu sông Gianh thuộc hai huyện: huyện Quảng Trạch và Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Tuyên Hoá là huyện miền núi phía Tây Bắc Quảng Bình, phía Bắc giáp huyện Hương Khê và Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Minh Hoá và nước bạn Lào, phía Nam giáp huyện Bố Trạch, phía Đông giáp huyện Quảng Trạch của tỉnh Quảng Bình. Diện tích của huyện là 1.149,41 km2, chiếm 1/7 diện tích tỉnh Quảng Bình.
Quảng Trạch là huyện lớn thuộc phía Bắc tỉnh Quảng Bình. Phía Đông giáp biển Đông, phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, Phía Nam giáp sông Gianh, phía Tây giáp huyện Tuyên Hóa.
chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam và có mùa Đông tương đối lạnh ở miền Bắc. Khí hậu phân làm hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng cuối tháng 7 đến tháng 3 năm sau. Mưa thường tập trung từ tháng 10 đến tháng 12, chiếm 80% tổng lượng mưa của cả năm nên thường gây lũ lụt trên diện rộng, lượng mưa trung bình năm cả tỉnh là 2.100 - 2.200 mm, số ngày mưa trung bình là 152 ngày/năm. Tổng nhiệt độ hàng năm khoảng 8.600 - 8.700 oC, số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.700 - 1.800 giờ/năm [21].
Điều kiện thời tiết bất lợi đối với tỉnh Quảng Bình nói chung và hai huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch nói riêng là có gió Tây Nam khô nóng xuất hiện khoảng 100 ngày trong năm, chủ yếu tập trung trong tháng 7 kết hợp với thiếu mưa gây hạn hán. Bão thường đổ bộ vào mùa mưa, tập trung vào tháng 9 (37%). Bão thường đi kèm với mưa lớn. Do lãnh thổ hẹp, sông ngắn và dốc nên mùa mưa bão thường có hiện tượng nước dâng tạo ra lũ quét gây thiệt hại lớn về người và của, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp hàng năm. Chế độ gió, Quảng Bình chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính: Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa Đông chủ yếu theo hướng từ Bắc - Đông Bắc. Gió mùa Hè chủ yếu là gió Tây Nam khô nóng thổi vào mùa hè nhưng chỉ xuất hiện từng đợt bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 7. Gió Tây Nam khô nóng gây hậu quả xấu, tần suất tốc độ gió mạnh nhất trong năm đạt trên 15 m/s, chiếm 59,6%; trên 20 m/s, chiếm 39,6%; trên 25 m/s, chiếm 0,8%.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ là một trong những điều kiện sinh thái chi phối khá lớn đến đời sống sinh vật. Sự phân bố nhiệt độ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là yếu tố không gian (địa hình, vị trí địa lý) và thời gian (mùa, tháng).
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình (2015) [16] nhiệt độ không khí khu vực chịu sự chi phối của khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền Nam - Bắc với miền khí hậu đặc trưng là nhiệt đới gió mùa. Theo tháng khí hậu được chia thành hai mùa: mùa lạnh và mùa nóng.
- Mùa lạnh: Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình ngày ổn định dưới 19,4 oC. Thời kỳ này chịu sự chi phối của gió mùa Đông Bắc.
- Mùa nóng: Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình
ngày ổn định ban ngày cao hơn 21,0 oC. Thời kỳ này chịu sự ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ cực đại có khi lên đến 40,7 oC (tháng 7). Tại sông Gianh,
nhiệt độ trung bình ngày các tháng được thể hiện qua Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình ngày các tháng từ năm 2010 - 2015 ở sông Gianh
Đvt: t oC Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm Năm 20 22,1 22,6 25,1 29,5 31,2 30,3 28,1 28,5 24,5 22,4 20,7 25,4 2010 Năm 15,4 18,5 17,6 23,4 27,2 30,4 29,8 28,6 27 24 23,6 17,4 23,6 2011 Năm 18 18,6 21,3 26,2 29,3 30,4 30,3 29,6 27,2 26 25 21,7 25,3 2012 Năm 18,1 22 24 26 29,4 29,5 29,3 29,2 27,3 24,7 22,9 17,6 25 2013 Năm 18 19,4 21,7 25,8 30,2 30,9 30,1 29,8 28,3 25,5 24,2 18,5 25,2 2014 Năm 18,3 20,5 23,9 25,3 31,2 30,7 28,8 29,2 28,8 25,8 25,3 19,9 25,6 2015 (Nguồn: Trạm khí tượng Ba Đồn, 2016) Độ ẩm:
Độ ẩm tuyệt đối lớn nhất tại Quảng Bình trong các tháng mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) đạt từ 29 đến trên 30,4 mb. Độ ẩm tuyệt đối thấp nhất trong các tháng chính đông (tháng 12 đến tháng 2) đạt 19,2 đến 23,4 mb. Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình 84,5%, song nhìn chung không ổn định. Vào mùa mưa, độ ẩm không khí thường cao hơn mùa khô từ 10 - 15%. Thời kỳ có độ ẩm không khí cao
Bảng 1.2. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2015 ở sông Gianh Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm Độ ẩm tuyệt đối (mb) Tuyên 19,3 20,0 22,7 26,8 29,2 29,7 29,0 29,8 29,3 26,7 22,5 19,2 25,35 Hóa Quảng 19,8 19,9 23,3 27,6 29,3 29,7 30,1 30,7 30,5 27,5 23,6 23,4 26,28 Trạch Độ ẩm tương đối (%) Tuyên 89 88 85 80 76 73 79 88 90 90 89 85 90 Hóa Quảng 90 89 87 82 75 72 78 86 88 87 87 84 89 Trạch
(Nguồn: Trạm Khí tượng Tuyên Hóa, Trạm Khí tượng Ba Đồn, 2016) Lượng mưa:
Mùa mưa ở Quảng Bình trùng với mùa mưa bão của cả nước, mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 7 và tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11; chiếm 65 - 67% lượng mưa cả năm, mỗi năm thường có 2 - 3 cơn bão, các tháng 11, 12, 1 có mưa phùn, gió bấc. Số ngày mưa trung bình là 152 ngày/năm. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm ở Quảng Bình từ 1.800 - 2.600 mm/năm. Lượng mưa không đều giữa các vùng và các tháng trong năm (Bảng 1.3) [16].
Bảng 1.3. Lượng mưa trung bình các tháng từ năm 2010 - 2015 tại sông Gianh Đvt: mm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm Năm 85 10,7 4,5 45,3 44,3 52,9 364,6 472,6 95,1 1568 63,2 38,8 2845 2010 Năm 40 33,7 74,9 15,2 88,8 36,3 78,3 104,5 639,6 945,7 154,3 84,5 2295,8 2011 Năm 45 15 14,3 57,7 100,6 97,8 126,1 18,5 512,2 232,2 132,2 110,8 1582,4 2012 Năm 50,1 22,5 51,9 34,8 98,3 118,8 180,5 160,4 852,5 686,9 98,9 54,6 2410,2 2013 Năm 19,1 22,5 15,2 41,3 0,9 129,6 58,9 99,1 154,3 511 95,2 94,8 1241,9 2014 Năm 146,2 28,4 25,7 110 15,7 88,7 116,4 41,3 426,4 89,7 562,9 25,6 1677 2015 (Nguồn: Trạm khí tượng Ba Đồn, 2016) Số giờ nắng – lượng bốc hơi:
Mùa khô từ tháng 4 kéo dài đến tháng 8, trùng với mùa khô hanh nắng gắt với gió Tây Nam khô nóng, lượng bốc hơi lớn (960 - 1.200 mm/năm). Trong mùa lạnh lượng bốc hơi nhỏ hơn so với mùa nóng vì vậy trong các tháng từ 4 - 7 lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa nên thường xảy ra khô hạn, ảnh hưởng tới sự phát triển và sinh trưởng của cây trồng.
Tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 5, tháng có giờ nắng thấp nhất là tháng 12. Trong năm, số giờ nắng tăng nhanh nhất vào tháng 4, tháng 5 và giảm tương đối nhanh từ tháng 10 đến tháng 11, vì đây là những thời đoạn giao mùa [8], [16].
Bảng 1.4. Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm 2015 tại sông Gianh Đvt: giờ Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tuyên 88,5 86,3 109,2 167,8 239,8 224,1 228,6 206,5 168,5 142,1 96,7 68,5 Hóa Quảng 87,5 89,2 113,4 165,5 232,9 218,6 224,9 204,8 161,3 143,2 92,9 66,3 Trạch
(Nguồn: Trạm khí tượng Tuyên Hóa, trạm khí tượng Ba Đồn, 2016) Gió và hướng gió:
Chế độ gió khu vực mang tính chất chế độ nhiệt đới gió mùa, có sự phân hóa sâu sắc của địa hình và chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta. Có hai mùa gió chính là gió mùa Đông và gió mùa Hè.
- Gió mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thịnh hành là gió Đông Bắc. Do ảnh hưởng của dãy núi đèo Ngang nên thường có hướng Tây Bắc và Tây.
- Gió mùa hè: Từ tháng 5 đến tháng 10 thịnh hành là hướng gió Tây Nam. Ngoài ra còn có hướng gió Đông và Đông Nam thổi từ biển vào. Nhìn chung, gió Đông Nam có tốc độ thấp, trừ trường hợp giông bão, sức gió mạnh nhất có thể lên tới cấp 10, 11.