5. Đóng góp của luận án
3.6.2.2. Một số đề xuất đối với công tác nhân nuôi
Đi đôi với việc khai thác hợp lý, cần phải áp dụng những thành quả khoa học kỹ thuật để nuôi trồng thủy sản. Đây là vấn đề chiến lược nhằm phát triển lâu dài và bền vững nguồn lợi. Nghề nuôi trồng thủy sản không chỉ nâng cao năng suất sinh học cho thủy vực, tăng sản lượng thủy sản trong chiến lược kinh tế, mà còn giảm được sức ép
riêng. Năm 2012, Sá sùng đã được sản xuất giống thành công tại Khánh Hòa, mở ra hướng đi mới cho người nuôi.
Dựa vào kết quả nghiên cứu Sâm đất tại sông Gianh tỉnh Quảng Bình và tham khảo quy trình nuôi Sâm đất ở các nơi khác [1], [6], [9] có thể đề xuất một số vấn đề liên quan đến quy trình nuôi Sâm đất thương phẩm như sau:
*Đối với loài Siphonosoma australe australe
- Khi thiết kế, xây dựng ao nuôi, diện tích ao nuôi từ 400 – 1.000 m2.
-Dựa vào kết quả nghiên cứu thành phần cơ giới trong đất có Sâm đất sống tại sông Gianh với tỉ lệ cát : bùn = 6 : 4 thì Sâm đất phân bố với số lượng nhiều và khối lượng lớn nên trong quá trình cải tạo ao nuôi, cần lưu ý ao nuôi có chất đáy là cát bùn (tỉ lệ 6 cát : 4 bùn), đáy bằng phẳng và ít bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, bề dày của đáy ao từ 0,4 - 0,9 m; độ mặn nước thích hợp từ 13,9 - 19,9‰; nhiệt độ nước từ
24,7 - 25,8 oC; pH nước phù hợp từ 7,3 - 8,5. Nguồn thức ăn của Sâm đất chủ yếu là tảo nên sau khi tẩy dọn, lấy nước vào ao nuôi (mực nước khoảng 0,4 m) 10 ngày để tạo điều kiện cho tảo đáy phát triển làm thức ăn cho Sâm đất giống, tiếp đó mới lấy đủ nước vào ao với độ sâu mực nước phù hợp từ 0,6 - 1,8 m.
- Sử dụng con giống, Sâm đất dùng làm con giống gồm hai nguồn: Sinh sản nhân tạo và sinh sản tự nhiên. Đối với giống nhân tạo được mua từ trại giống có kích cỡ 6 - 8 cm, cơ thể có màu vàng nhạt, đồng đều. Nên thả giống với mật độ 10 – 20 con/m2, thả bằng thuyền hoặc cho giống vào thùng xốp, thả khắp mặt ao giúp cho con giống phân bố đồng đều. Sau khi thả, Sâm đất sẽ chui xuống lớp bùn đáy ở dưới ao, đêm đến mới ngoi lên kiếm mồi trên mặt đáy. Do vậy người nuôi có thể thả ghép thêm tôm sú, tôm thẻ chân trắng (mật độ 3 - 4 con/m2) hoặc các loài cá như cá dìa…(mật độ 0,5 con/m2) để tận dụng diện tích nuôi.
- Đối với nguồn giống sinh sản tự nhiên, thực tế đào bắt ngoài tự nhiên ít khi gặp những cá thể có kích thước nhỏ nên cho Sâm đất sinh sản trực tiếp trong ao bằng cách: Sau khi thu hoạch Sâm đất thương phẩm, người nuôi nên giữ lại 10 - 20% lượng Sâm đất trong ao, tiến hành cày ải phơi nắng 5 - 7 ngày, sau đó bón lót phân chuồng và lấy nước vào ao. Sâm đất trong ao bị thay đổi môi trường sống (như nhiệt độ, pH và một số thành phần trong nước); khi cấp nước mới, Sâm đất sẽ sinh sản tự nhiên trong
ao. Sử dụng bột cá, bột đậu tương hòa loãng rắc đều xuống ao ba ngày liên tục để gây màu nước (1,4 kg/100 m2/ngày) tạo thức ăn tự nhiên cho ấu trùng Sâm đất phát triển. Sau một tháng, khi ấu trùng Sâm đất con chui xuống tầng đáy phát triển tốt thì có thể thả ghép thêm tôm hoặc cá vào ao nuôi với tỷ lệ ghép như trên.
- Trong quá trình nuôi cần bổ sung thức ăn thường xuyên cho Sâm đất. Thức ăn chủ yếu của Sâm đất là tảo silic, mùn bã hữu cơ. Do vậy, cần cho Sâm đất ăn thức ăn công nghiệp của tôm và cá tạp vơi liều lượng thức ăn chiếm 7% trọng lượng thân, cách bốn ngày cho ăn một lần, thời gian cho ăn vào lúc trời gần tối (17-18 h trong ngày). Định kỳ bón phân chuồng hàng tháng với liều lượng như khi cải tạo ao và thay nước theo thủy triều để tăng lượng thức ăn tự nhiên và kích thích tính ăn của Sâm đất. Hàng tháng, cần bắt Sâm đất lên kiểm tra để đánh giá tốc độ sinh trưởng và sức ăn, từ đó điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Đối với các loài thả ghép (tôm và cá), cần căn cứ vào số lượng cá thể tính toán và lựa chọn lượng thức ăn cho phù hợp.
- Sau 6 - 8 tháng nuôi, Sâm đất Siphonosoma australe australe đạt kích cỡ 18 - 25 cm (30 - 40 con/kg) có thể thu hoạch để xuất bán. Nên thu hoạch tôm, cá thả ghép trong đầm trước khi thu hoạch Sâm đất và chọn thời điểm phù hợp để thu hoạch.
* Đối với loài Sipunculus nudus
-Khi thiết kế, xây dựng ao nuôi, diện tích ao nuôi từ 200 - 1.000 m2.
- Sâm đất Sipunculus nudus sống tại sông Gianh chỉ tìm thấy nơi có tỉ lệ đất cát : bùn là 6 : 4 nên trong quá trình cải tạo ao nuôi, cần lưu ý ao nuôi có chất đáy là cát bùn (tỉ lệ 6 cát : 4 bùn), đáy bằng phẳng và ít bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, bề dày của đáy là từ 0,4 - 0,6 m; độ mặn nước thích hợp từ 16,3 – 17,9‰; nhiệt độ nước
từ 25,2 - 25,7 oC; pH nước phù hợp từ 7,6 - 8,0. Nguồn thức ăn của Sâm đất chủ yếu là tảo nên sau khi tẩy dọn, lấy nước vào ao nuôi (mực nước khoảng 0,5 m) 10 ngày để tạo điều kiện cho tảo đáy phát triển làm thức ăn cho Sâm đất giống, tiếp đó mới lấy đủ nước vào ao với độ sâu mực nước phù hợp từ 1,3 - 1,8 m.
- Sử dụng con giống, Sâm đất dùng làm con giống gồm hai nguồn: Sinh sản nhân tạo và sinh sản tự nhiên. Đối với giống nhân tạo được mua từ trại giống có kích cỡ 2 - 3 cm, cơ thể có màu nâu đỏ, đồng đều. Nên thả giống với mật độ 20 - 30 con/m2. Có thể thả ghép thêm tôm sú, tôm thẻ chân trắng (mật độ 4 - 5 con/m2)
- Đối với nguồn giống sinh sản tự nhiên, thực tế đào bắt ngoài tự nhiên ít khi gặp những cá thể có kích thước nhỏ nên cho Sâm đất sinh sản trực tiếp trong ao bằng cách: Sau khi thu hoạch Sâm đất thương phẩm (tháng 3 - 4) người nuôi nên giữ lại 10 - 20% lượng Sâm đất trong ao, tiến hành cày ải phơi nắng 5 - 7 ngày, sau đó bón lót phân chuồng và lấy nước vào ao. Sâm đất trong ao bị thay đổi môi trường sống (như nhiệt độ, pH và một số thành phần trong nước); khi cấp nước mới, Sâm đất sẽ sinh sản tự nhiên trong ao. Sử dụng bột cá, bột đậu tương hòa loãng rắc
đều xuống ao ba ngày liên tục để gây màu nước (1,2 kg/100 m2/ngày) tạo thức ăn tự nhiên cho ấu trùng Sâm đất phát triển. Sau một tháng, khi ấu trùng Sâm đất con chui xuống tầng đáy phát triển tốt thì có thể thả ghép thêm tôm hoặc cá vào ao nuôi với tỷ lệ ghép như trên.
- Trong quá trình nuôi cần bổ sung thức ăn thường xuyên cho Sâm đất. Thức ăn chủ yếu của Sâm đất là tảo silic, mùn bã hữu cơ. Do vậy, cần cho Sâm đất ăn thức ăn công nghiệp của tôm và cá tạp vơi liều lượng thức ăn chiếm 7% trọng lượng thân, cách bốn ngày cho ăn một lần, thời gian cho ăn vào lúc trời gần tối (17-18h trong
ngày). Định kỳ bón phân chuồng hàng tháng với liều lượng như khi cải tạo ao và thay nước theo thủy triều để tăng lượng thức ăn tự nhiên và kích thích tính ăn của Sâm đất. Hàng tháng, cần bắt Sâm đất lên kiểm tra để đánh giá tốc độ sinh trưởng và sức ăn, từ đó điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Đối với các loài thả ghép (tôm và cá), cần căn cứ vào số lượng cá thể tính toán và lựa chọn lượng thức ăn cho phù hợp.
- Sau 6-8 tháng nuôi, Sâm đất Sipunculus nudus đạt kích cỡ 9 - 14 cm (85 - 120 con/kg) có thể thu hoạch để xuất bán. Nên thu hoạch tôm, cá thả ghép trong đầm trước khi thu hoạch Sâm đất và chọn thời điểm phù hợp để thu hoạch.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh thái học các loài Sâm đất (Sipuncula) ở vùng hạ lưu sông Gianh - tỉnh Quảng Bình, một số kết luận và đề nghị được rút ra như sau: