5. Đóng góp của luận án
3.3.4. Sự biến động mật độ cá thể, mật độ hang, số lượng cá thể và sinh khố
giữa các mùa
Quảng Bình cũng như các tỉnh miền Trung nước ta, căn cứ vào số liệu khí tượng và thủy văn có thể chia thời tiết ở đây thành hai mùa là mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 7) và mùa mưa (từ tháng 8 đến tháng 12). Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ cá thể, mật độ hang, số lượng cá thể và sinh khối của Sâm đất ở vùng hạ lưu sông Gianh, tỉnh Quảng Bình có sự biến động theo hai mùa nói trên (bảng 3.14). Sinh khối của Sâm đất trong mùa khô nhỏ hơn không đáng kể so với mùa mưa (P = 0,294). Nguyên nhân được cho là do bộ mẫu đã phân tích trong mùa khô có nhiều cá thể chưa trưởng thành hơn so với mùa mưa.
Bảng 3.14. Biến động về mật độ cá thể, mật độ hang, số lượng cá thể và sinh khối của Sâm đất theo mùa ở vùng hạ lưu sông
Gianh - Quảng Bình
Mùa Mật độ cá thể Mật độ hang Số lượng cá Sinh khối (Cá thể/m2) (Số hang/m2) thể/diện tích điểm (g/m2)
Mùa khô 0,93 ± 0,04 2,28 ± 0,07 85,61 ± 2,96 33,59 ± 1,33 (0,48-1,78) (1,35-3,75) (51-131) (18,96-51,64) Mùa mưa 0,43 ± 0,03 1,65 ± 0,06 36,78 ± 2,19 35,54 ± 1,29 (0,15-0,86) (0,66-2,56) (12-86) (20,03-52,42) F 98,88 43,48 175,23 1,11 P <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,294 (Cá thể, hang/m2) (Cá thể/điểm, g/m2)
Hình 3.35. Mật độ cá thể, mật độ hang, số lượng cá thể và sinh khối của Sâm đất theo các mùa ở vùng hạ lưu sông Gianh - Quảng
Kết quả phân tích bằng cách sử dụng một yếu tố ANOVA cho thấy mật độ cá thể, mật độ hang và số lượng cá thể có sự sai khác ý nghĩa về mặt thống kê sinh học (P < 0,05) giữa hai mùa. Về mùa khô, mật độ cá thể là 0,93 cá thể/m2 cao hơn mùa mưa mật độ là 0,43 cá thể/m2; mật độ hang vào mùa khô là 2,28 hang/m2 còn vào mùa mưa mật độ hang là 1,65 hang/m2 và số lượng cá thể thu được vào mùa khô nhiều hơn mùa mưa. Tuy nhiên, sinh khối của Sâm đất giữa hai mùa là không có sự sai khác ý nghĩa (F1,99 = 1,11; P = 0,294; Hình 3.35).