Xuất công tác bảo tồn

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (5) (Trang 110 - 111)

5. Đóng góp của luận án

3.6.2.1. xuất công tác bảo tồn

Sâm đất Siphonosoma australe australeSipunculus nudus là hai loài hải sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao và tại địa bàn Quảng Bình chỉ xuất hiện vùng hạ lưu sông Gianh. Môi trường sống của nó là vùng trung triều và thấp triều, rất thuận lợi cho việc khai thác, nên nhiều năm trở lại đây tình hình khai thác đã đẩy Sâm đất

vào nguy cơ cạn kiệt. Từ lâu, nghề khai thác Sâm đât đã trở thành nghề truyền thống của nhiều địa phương ở các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Nam, Bình Định… Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ của thị trường lớn như trong nước và nước ngoài nên việc khai thác càng mạnh mẽ và mở rộng phạm vi khai thác. Sông Gianh - Quảng Bình là địa bàn có nhiều thành phần loài động vật, nơi đây có điều kiện thuận lợi để Sâm đất sinh sống và phát triển. Có nhiều người từ nhiều tỉnh khác nhau trong nước về sông Gianh để khai thác nguồn tài nguyên này. Việc khai thác đã làm cạn kiệt nguồn lợi hải sản Sâm đất và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các loài sinh vật khác, ảnh hưởng đến hệ sinh thái ven biển ở sông Gianh. Trước thực trạng trên, chúng tôi đưa ra một số đề xuất nhằm bảo tồn các loài động vật ven biển nói chung và hai loài Sâm đất nói riêng như sau:

- Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cộng đồng người dân ven biển về bảo tồn, sử dụng bền vững nguồn lợi Sâm đất.

- Triển khai các văn bản mang tính pháp quy hoặc phổ biến rộng rãi về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ, hải sản nói chung.

- Khoanh vùng bảo vệ, có biện pháp khai thác theo mùa vụ, tránh khai thác vào mùa sinh sản nhằm đảm bảo sự tái sinh quần thể Sâm đất.

- Nghiên cứu lập kế hoạch bảo tồn Sâm đất, lồng ghép với quản lý bảo vệ rừng ngập mặn theo vùng hoặc theo đơn vị hành chính địa phương. Mở rộng diện tích bãi triều, mặt nước để mở rộng quy mô nuôi thả. Ngăn cấm hiện tượng lấn chiếm đất bãi triều để sử dụng vào mục đích làm công trình xây dựng.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế, thị trường tiêu thụ và nghiên cứu nuôi Sâm đất trong môi trường tự nhiên, vừa ngăn chặn được việc hủy hoại rừng, vừa duy trì và phát triển được nguồn lợi có thể xuất khẩu trong tương lai.

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (5) (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w