5. Đóng góp của luận án
1.3.1.3. Chế độ thủy văn
Quảng Bình có nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống sông suối, hồ khá dày đặc. Mật độ sông suối đạt 0,8 - 1,1 km/km2, tuy nhiên phân bố không đều và có xu hướng giảm dần từ Tây sang Đông, từ vùng núi ra biển. Toàn tỉnh, có 5 hệ thống sông chính đổ ra biển là: sông Roòn, Gianh, Lý Hoà, Dinh và Nhật Lệ [10].
Nhìn chung, sông ngòi của Quảng Bình có đặc điểm chung là chiều dài ngắn và dốc nên khả năng điều tiết nước kém, thường gây lũ kịch phát trong mùa mưa. Tốc độ dòng chảy lớn nhất là trong mùa mưa lũ; tổng lượng dòng chảy vào mùa lũ chiếm từ 60 - 80% lượng dòng chảy cả năm.
Sông Gianh bắt nguồn từ dãy Trường Sơn. Đoạn chảy qua huyện Tuyên Hóa dài khoảng 70 - 80 km, chảy qua huyện Quảng Trạch dài 15 km và đổ ra biển ở cửa Gianh.
Đặc điểm về chế độ thuỷ triều:
Vùng biển Quảng Bình nói chung và vùng cửa Gianh nói riêng có chế độ bán nhật triều không đều, hầu hết các ngày trong tháng đều có hai lần nước lớn và hai lần nước ròng. Thời gian triều dâng thường dưới 10 giờ, thời gian triều rút từ 15 - 16 giờ.
Nhờ thủy triều mà phần hạ lưu sông Gianh nhận được lượng nước từ biển Đông, cùng với lượng nước ngọt nhận được từ sông suối chảy từ thượng nguồn về, điều này làm cho khối nước trong lòng sông Gianh luôn được xáo trộn. Các hệ thống dòng chảy điều hòa khối nước, chu chuyển đều nguồn dinh dưỡng trong sông, tạo điều kiện cho các sinh vật phát triển, phân bố khá đều trong thủy vực của sông Gianh [16].
Độ mặn:
Biến động theo mùa, mùa Hè vùng ven bờ có độ mặn 30 - 32‰, vùng lộng 32 - 34‰, ở các cửa sông có độ mặn 20 - 25‰ [16].