Thực trạng rừng ngập mặn ở sông Gianh

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (5) (Trang 36 - 38)

5. Đóng góp của luận án

1.3.2.3. Thực trạng rừng ngập mặn ở sông Gianh

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc trưng của vùng ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, RNM gặp ở vùng ven biển Vịnh Bắc Bộ, ven biển Bà Rịa-Vũng Tàu, vùng ven biển Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh) và các nơi khác của miền Trung. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam năm 2011, năm 1943, nước ta có 408.500 ha RNM. Đến năm 2006 diện tích này chỉ còn 209.741 ha. Cũng theo báo cáo này, 62% tổng diện tích rừng ngập mặn trên toàn quốc hiện nay là rừng mới trồng, thuần loại, chất lượng rừng kém cả về kích cỡ, chiều cao cây và đa dạng thành phần loài (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011).

RNM cung cấp cho cộng đồng bao gồm các vật liệu xây dựng, nhiên liệu, thức ăn,… RNM còn là nơi sinh sống của nhiều loài hải sản, chim và nhiều động vật khác trong đó có các loài Sâm đất.

Ở Quảng Bình, qua kết quả điều tra của Dương Viết Tình và Nguyễn Trung Thành (2012) cho thấy hiện trạng rừng ngập mặn phân bố dọc theo các bãi bồi hai bên bờ sông theo hướng lên thượng lưu của sông Gianh. RNM tập trung chủ yếu ở phía ngoài đê và vùng không có đê. Tổng diện tích RNM tại khu vực cửa sông Gianh là 22,1 ha, trong đó huyện Quảng Trạch có 20,9 ha và Bố Trạch là 1,2 ha. Diện tích tập trung dọc theo phía ngoài đê là 14,81 ha (chiếm 67%) và ở những vùng không có đê là 7,29 ha (chiếm 33%) [20].

Các yếu tố sinh thái đặc trưng ở RNM tỉnh Quảng Bình là độ mặn bình quân là 9,5‰; chế độ nhật triều không đều, biên độ triều thấp từ 0,4 - 0,7 m; nhiệt độ bình quân 25 oC; lượng mưa hàng năm khoảng 2796 m.

Tài liệu nói trên còn ghi nhận hệ thực vật ngập mặn, ở đây có 23 loài của 17 họ thực vật. Họ Đước (Rhizophoraceae) có số loài nhiều nhất (3 loài), họ Lúa (Poaceae) 2 loài và họ Đậu (Fabaceae) có 2 loài còn các họ khác chiếm tỷ lệ ít hơn (1 loài). Trong tổng số loài điều tra có 12 loài thực vật chính thức; chiếm 31,4% tổng số cây ngập mặn thực thụ ở Việt Nam và 11 loài thực vật tham gia RNM. Điều này cho thấy hệ thực vật ở cửa sông Gianh có tính đa dạng thành phần loài và mang đầy đủ tính đặc trưng của các loài thực vật ngập mặn. Dạng sống của thảm thực vật RNM các loài cây gỗ chiếm tỷ lệ cao nhất (39,1%) với 9 loài, điển hình như Đước, Vẹt, Bần, Mắm… Các cây dạng bụi và cây thân cỏ chiếm tỷ lệ tương đương nhau (21,7%). Cây gỗ dạng bụi và cây dây leo chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong các dạng sống rừng ngập mặn sông Gianh.

Tổng diện tích rừng mất đi do nuôi trồng thủy sản là 9,3 ha (chiếm 30% diện tích thay đổi). Diện tích rừng mất đi nhiều nhất ở xã Quảng Phong (5,3 ha), Quảng Phúc (3,1 ha). Diện tích RNM được trồng năm 2009 trên toàn khu vực là 25 ha với tỷ lệ sống là 80% [20].

Động vật thủy sinh từ tự nhiên được xem là nguồn cung cấp protein không thể thiếu trong nhu cầu hàng ngày cho con người. Tuy vậy, hiện nay do sức ép về dân số mà dẫn đến tình trạng khai thác quá mức làm cho nguồn tài nguyên Sâm đất có nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó sự phát triển kinh tế xã hội, trình độ nhận thức của con người về bảo vệ nguồn tài nguyên chung của nhân loại là một vấn đề hết sức quan trọng, cần được quan tâm.

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (5) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w